Đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam được quốc tế đánh giá cao

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 12/2, mặc dù mới bước sang ngày thứ hai tham gia công tác cứu nạn cứu hộ tại thành phố Adiyaman của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của các thành viên đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam đã được các lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đánh giá cao.
Đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam được quốc tế đánh giá cao

Khi gặp các thành viên của đoàn, những người dân địa phương luôn để tay phải lên ngực trái để thể hiện sự cảm động và biết ơn đối với những lực lượng cứu nạn cứu hộ của Việt Nam.

Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an), Trưởng đoàn công tác, chia sẻ rằng công tác của đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam tại Thổ nhĩ Kỳ hiện đang thực hiện theo hướng sử dụng các thiết bị chuyên dụng được mang từ Việt Nam sang. Đó là những thiết bị khoan cắt bê tông, thiết bị dò tìm nạn nhân bằng sóng radar, cũng như thiết bị dò tìm nạn nhân bằng camera và âm thanh. Đoàn cũng đang đồng thời kết hợp với các phương tiện cơ giới hiện có tại địa phương như máy xúc, máy cào, máy cẩu để phục vụ việc di dời, phá vỡ những tấm bê tông tại những khu vực có người bị nạn.

Về những thuận lợi và khó khăn khi tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn một thảm họa thiên tai nghiêm trọng, xảy ra ở rất xa lãnh thổ Việt Nam, Đại tá Nguyễn Minh Khương nêu rõ rằng khi sang Thổ Nhĩ Kỳ, về cơ bản, đoàn công tác cứu nạn cứu hộ của Việt Nam có được nhiều thuận lợi, được sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn cụ thể của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đơn vị tình nguyện của nước sở tại.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định liên quan đến điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt so với tại Việt Nam. Thời tiết ban ngày tại khu vực cứu trợ đối với anh em cán bộ, chiến sĩ không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, ban đêm quả là một thách thức vì nhiệt độ xuống tới âm 6 - âm 7 độ C, trong khi các cán bộ, chiến sĩ phải ngủ trong lán trại dựng ngoài trời.

Ngoài ra, bất đồng ngôn ngữ cũng là một yếu tố gây khó khăn cho việc hiểu và thống nhất những phương án đưa ra của các lực lượng phối hợp với nhau. Tuy nhiên, các lực lượng phối hợp tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các lực lượng quốc tế tham gia cứu nạn cứu hộ đều có tinh thần chung, nên chỉ sau một thời gian rất ngắn, tất cả đều hiểu nhau và phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Điều khiến các thành viên trong đoàn công tác rất vui là phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đoàn quốc tế tham gia công tác cứu nạn cứu hộ cùng đoàn Việt Nam đều đánh giá rất cao sự nhiệt tình và sự chuyên nghiệp của các lực lượng cứu nạn cứu hộ Việt Nam. Tất cả thể hiện ở việc đoàn Việt Nam sử dụng hiệu quả các thiết bị chuyên dụng, hiện đại để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là sự chuyên nghiệp trong sử dụng các thiết bị banh, cắt thủy lực, tìm kiếm bằng camera hình ảnh và âm thanh, sử dụng các thiết bị liên quan đến kích, nâng để có thể tách những khối bê tông để phục vụ cho việc cứu nạn cứu hộ.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn đối với thảm họa thiên tai phối hợp cùng nhiều quốc gia khác và đã giải cứu được nhiều nạn nhân ngay trong ngày công tác đầu tiên. Đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam hiện tiếp tục thực hiện đào bới, tìm kiếm dưới các đống đổ nát, các tòa nhà bị sập để tìm, giải cứu người mắc kẹt trong thảm họa động đất ngày 6/2.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.