Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối ngày 21/9, nhạc sĩ Doãn Hoài Nam, ca sĩ Mạc Mai Sương cùng ekip làm album "Mộng mơ và Lãng quên" đã tổ chức một buổi listening party (tạm dịch: chương trình cùng lắng nghe) với người hâm mộ, ngay trước thềm chính thức phát hành các bản thu lên mọi nền tảng nghe nhac. 
Buổi Listening Party của Doãn Hoài Nam diễn ra trong không gian ấm cúng của LP Club, Hà Nội. Ảnh: Kondou.
Buổi Listening Party của Doãn Hoài Nam diễn ra trong không gian ấm cúng của LP Club, Hà Nội. Ảnh: Kondou.

Doãn Hoài Nam là một cái tên không còn xa lạ với cộng đồng nghe nhạc indie Việt Nam sau mười năm làm nghề. Trong thế giới mơ màng của âm nhạc, Doãn Hoài Nam đã tạo ra cho mình một chất nghệ rất riêng, đem lại một nguồn vỗ về, an ủi dành cho những con người mộng mơ cùng tần số. Những ca khúc của Nam không có bản chính thức, người nghe chỉ có thể tìm đến thông qua những video biểu diễn. Như lời một người hâm mộ chia sẻ trong buổi party, âm nhạc của Doãn Hoài Nam "tựa hồ như kho báu", rất khó kiếm tìm, nhưng một khi tìm thấy, sẽ rực rỡ lâu dài và làm giàu cho thế giới quan của những người yêu thích nhạc của cậu.

"Mình đã nghe nhạc Doãn Hoài Nam từ rất lâu rồi. Có cảm giác mỗi lần tìm nhạc của Doãn Hoài Nam trên Youtube hay Soundcloud [những nền tảng nghe nhạc trực tuyến] giống như đi đang đi tìm kho báu vậy," cô cũng chia sẻ thêm: "Trong album này, mình thích nhất là ca khúc title 'Mộng mơ và Lãng quên'. Bài hát này, cũng như nhạc của Doãn Hoài Nam luôn rất dịu dàng. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, âm nhạc của Nam như một lời ru vỗ về vậy."

Quả vậy, Doãn Hoài Nam không xuất hiện nhiều trước ánh đèn sân khấu. Kể cả trong tối giao lưu, chàng nhạc sĩ cũng rất kiệm lời. Dường như, ngôn ngữ duy nhất cậu có thể dùng để trò chuyện với những người yêu thương chỉ có thể là âm nhạc.

Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 1

Hoa, một người hâm mộ của Doãn Hoài Nam tâm sự: "Đối với em, âm nhạc của anh giống như kho báu". Ảnh: Kondou.

Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 2

Doãn Hoài Nam cùng những người cộng sự trong album đầu tay "Mộng mơ và Lãng quên". Ảnh: Kondou.

Kết hợp cùng Doãn Hoài Nam trong album "Mộng mơ và Lãng quên" là ca sĩ Mạc Mai Sương, người bạn luôn bên cạnh, đồng hành trong thập kỷ gắn bó với âm nhạc của nam nhạc sĩ. Nhờ cách xử lý và những nốt ngân tinh tế, giọng hát của Sương trở thành sự cộng hưởng hoàn hảo với âm nhạc của Doãn Hoài Nam:

Sương cũng chia sẻ hai bài cô thích nhất trong album là "Cùng với nhau" và "Mưa" nhất vì sự tỉ mỉ trong chi tiết dựng bè và hiệu ứng trong bản hoàn chỉnh. Còn bài nữ ca sĩ thấy khó nhất khi thu âm là "Mơ", ca khúc cả hai đã kết hợp và đăng tải trên Youtube cách đây 9 năm:

"Đấy là bài đầu tiên Mạc Mai Sương và Doãn Hoài Nam hát cùng nhau. Giờ đây, cả hai đều đã lớn lên, cách hát giờ đây cũng đã có sự khác biệt. Không chỉ 'Mơ', mà tất cả những bài hát trong album đều đã được Sương hát trên những sân khấu lớn nhỏ rất nhiều lần trong chín năm qua. Việc giữ nguyên và truyền tải được những cảm xúc ban sơ ấy khi thực hiện bản phòng thu với Sương cũng tương đối thách thức."

Thời gian có thể làm dày thêm kinh nghiệm, kỹ năng, nhưng cũng có thể tạo ra chai sạn trong cảm xúc, nên Sương đã cần dành chút thời gian "để tẩy hết đi và hát như thể lần đầu tiên".

Doãn Hoài Nam hóm hỉnh: "Vậy là đã kết thúc một chặng đường. Có lẽ trong giai đoạn tiếp theo, mình sẽ cho ra đời những sản phẩm bớt... buồn, sẽ vui tươi hơn. Hãy tiếp tục ủng hộ Doãn Hoài Nam trong thời gian tiếp theo nhé."

Giờ đây, người hâm mộ đã có thể nghe được các ca khúc của Doãn Hoài Nam trên các nền tảng Spotify, Youtube và Apple music. Album bản cứng có thể đặt mua trên các kênh của LPClub. Chàng nhạc sĩ cũng bắt đầu có bước tiếp cận gần gũi với đông đảo khán giả hơn thông qua việc chính thức mở tài khoản trên mạng xã hội Instagram (@hoainamdoan_).

Một số hình ảnh tại buổi listening party:

Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 3
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 4
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 5

Mạc Mai Sương chụp ảnh cùng người hâm mộ. Ảnh: Kondou.

Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 6

Nụ cười rạng rỡ của Doãn Hoài Nam khi lắng nghe những lời tâm sự của người hâm mộ. Ảnh: Kondou.

Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 7
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 8
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 9
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 10
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 11
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 12
Ảnh: Kondou.
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 13
Doãn Hoài Nam và trái ngọt đầu tiên sau gần một thập kỷ "Mộng mơ và Lãng quên" ảnh 14

Album "Mộng mơ và Lãng quên" đã có mặt trên các nền tảng stream online như spotify, youtube và apple music.

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.