Doanh thu từ lĩnh vực du lịch tăng mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau hai năm gần như đóng băng hoàn toàn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc khi Chính phủ cho phép mở cửa du lịch từ 15/3/2022 và nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.
Doanh thu từ lĩnh vực du lịch tăng mạnh

Trong tháng 3/2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 41,7 nghìn lượt người, tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2022, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 91 nghìn lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 82,3 nghìn lượt người, chiếm gần 90,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 165,2%.

Du lịch nội địa cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với lượng khách ước đạt 26,1 triệu lượt người. Tổng thu từ du lịch 3 tháng đầu năm ước đạt 111,2 nghìn tỷ đồng.

Du lịch Việt Nam chính thức mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới; các cơ sở lưu trú, lữ hành và các khu du lịch đã sẵn sàng đón khách đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.

Lượng khách du lịch đến một số tỉnh/thành phố trong quý I năm nay[1] đều tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Thừa Thiên Huế đón 296,7 nghìn lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 292 nghìn lượt khách; tổng thu từ du lịch đạt 479 tỷ đồng.

Hà Giang đón 518,4 nghìn lượt khách (tăng 47%), trong đó có 1,1 nghìn lượt khách quốc tế và 517,3 nghìn lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch đạt 1.036 tỷ đồng.

Khánh Hòa đón khoảng 254 nghìn lượt khách lưu trú (tăng 12,3%), trong đó khách quốc tế đạt 14 nghìn lượt người (tăng 50,1%) và khách nội địa đạt 240 nghìn lượt (tăng 10,7%); tổng thu từ du lịch ước đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 55,3%.

Lâm Đồng đón 1,57 triệu lượt khách (tăng 48,7%), trong đó có 8,2 nghìn lượt khách quốc tế (tăng 3,7%) và 1,56 triệu lượt khách nội địa (tăng 49%).

Số lượng khách du lịch đến Phú Yên cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2022, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã phục vụ 141 ngàn lượt khách, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu dịch vụ lưu trú ước tính tăng 37,1%.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 390 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với nhiều loại hình từ khách sạn 5 sao cho đến các homestay đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu kinh doanh lưu trú du lịch với tổng số buồng lưu trú hiện có khoảng 6.340 buồng, trong đó có gần 800 buồng đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao, các khu du lịch vui chơi giải trí được cải tạo nâng cấp để phục vụ tốt nhu cầu của du khách khi đến Phú Yên.

Du lịch Quảng Ninh ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, từng bước phục hồi sau hai năm bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.

Trong tháng 3/2022, doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 32%, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành tăng 24,1%. Số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh quý I năm nay ước đạt khoảng 2,1 triệu lượt khách, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước, tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3,1 nghìn tỷ đồng. Đây là những tín hiệu khởi đầu cho sự bùng nổ về du lịch của tỉnh trong những tháng tiếp theo.

Sau một thời gian dài đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, từ giữa tháng Hai, thành phố Hà Nội đã cho phép các điểm du lịch, di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng hoạt động trở lại đón du khách trong dịp đầu năm mới Nhâm Dần.

Cùng với việc mở cửa du lịch quốc tế và các hãng hàng không khôi phục nhiều đường bay quốc tế đã tạo điều kiện cho ngành Du lịch Thủ đô từng bước phục hồi và phát triển. Doanh thu khách sạn, nhà hàng quý I/2022 của Hà Nội ước đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1%.

Mặc dù lượng khách quốc tế do cơ sở lưu trú phục vụ quý I/2022 vẫn giảm 12% so với cùng kỳ năm trước nhưng khách trong nước đến Hà Nội ước tính tăng 5,3%.

Tính đến hết tháng 3/2022, trên địa bàn Thành phố có 3.725 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 70 nghìn phòng, trong đó khách sạn xếp hạng từ 1-5 sao với 24,4 nghìn phòng, chiếm 15,9% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn.

Nhiều địa phương đã tổ chức các sự kiện hưởng ứng và phát động mở lại hoạt động du lịch, góp phần đưa du lịch sớm phục hồi và phát triển: Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022 – Get on Hanoi 2022”.

Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố biểu trưng du lịch Thanh Hóa, phát động chương trình kích cầu du lịch năm 2022; Bạc Liêu tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch năm 2022 Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long.

Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai mở cửa hoạt động du lịch và đón khách du lịch quốc tế năm 2022; Quảng Nam tổ chức hội thảo “Ấn tượng Việt Nam – làm mới để đón khách”, Ngày hội khinh khí cầu lần đầu tiên, Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2022); Thừa Thiên – Huế tổ chức Ngày hội đạp xe vì du lịch và môi trường…

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.