Độc chất kinh hoàng trong vụ 9 người tê liệt sau khi ăn pate Minh Chay

[Ngày Nay] - Sau khi ghi nhận 9 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngộ độc do ăn sản phẩm pate Minh Chay, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo khẩn cấp về sản phẩm này, trong khi giới truyền thông đưa tin dày đặc về độc chất thần kinh Botulinum. Độc chất này nguy hiểm đến mức nào?
Botulinum là chất kịch độc.
Botulinum là chất kịch độc.

Botulinum được xem là một trong những độc chất nguy hiểm nhất mà loài người biết đến. Chỉ cần 1 nanogram/kg cân nặng có thể gây chết người, và các nhà khoa học ước tính rằng khoảng 1 gram chất này đủ để khiến 1 triệu người tử vong. Chính vì độc lực cực mạnh mà Botulinum được sử dụng trong các loại vũ khí sinh học, hoặc trong hoạt động khủng bố sinh học.

Lịch sử bắt đầu ghi nhận về ngộ độc Botulinum vào năm 1735, trong một vụ ngộ độc sau khi ăn xúc xích Đức. Năm 1870, một nhà khoa học người Đức có tên John Muller đặt tên cho chứng ngộ độc này là Botulism, lấy từ cụm từ Latin có nghĩa là xúc xích. Vi khuẩn Clostridium botulinum lần đầu tiên được cô lập vào năm 1895, và độc chất mà nó sinh ra lần đầu được cô lập vào năm 1944, bởi TS Edward Schantz.

Botulinum là một trong số những độc chất nguy hiểm nhất mà loài người biết đến. Mặc dù được xem là chất sử dụng trong chế tạo vũ khí sinh học, nhưng Botulinum cũng được ứng dụng trong y học để chữa trị nhiều chứng bệnh.

Năm 1980, TS Alan B. Scott đã sử dụng độc chất này để điều trị bệnh mắt lác, và tháng 12/1989, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc men Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn việc sử dụng BoNT-A (Botox) để điều trị chứng mắt lác, co thắt cơ mi mắt, và co thắt nửa mặt ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Việc sử dụng Botox để xóa nếp nhăn được FDA phê duyệt vào năm 2002 để cải thiện sắc đẹp, ngoài ra FDA cũng phê duyệt nhiều ứng dụng khác của Botox như trị chứng rối loạn đau cơ.

Độc chất kinh hoàng trong vụ 9 người tê liệt sau khi ăn pate Minh Chay ảnh 1

Botulinum có thể sản sinh trong môi trường yếm khí như các loại đồ hộp chưa được xử lý tốt. (Nguồn: CNN).

Các trường hợp ngộ độc chất Botulinum dù hiếm gặp nhưng vẫn được ghi nhận ở một số nơi. Năm 2017, ít nhất 10 bệnh nhân đã phải nhập viện vì ngộ độc Botulinum. Tất cả những người này trước đó đều sử dụng sốt phô mai nacho tại một trạm xăng gần Sacramento, California, Mỹ. Một trong số các bệnh nhân đã phải ở trong phòng chăm sóc tích cực suốt 3 tuần lễ vì chứng liệt cơ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 7 loại độc tố thần kinh (đặt tên từ A đến G) mà vi khuẩn Clostridium botulinum có thể sinh ra, nhưng các loại A, B và E là thường thấy nhất trong các vụ ngộ độc gây liệt mềm cơ ở người. Các loại còn lại chủ yếu gây bệnh ở động vật, cũng có thể gây liệt cơ.

Độc chất Botulinum là độc chất thần kinh, bởi vậy nó ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Ngộ độc Botulinum qua đường ăn uống thường gây liệt mềm cơ và suy hô hấp. Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi, suy nhược và chóng mặt, và tiếp sau đó là mờ mắt, khô miệng, khó nuốt và khó nói chuyện. Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón cũng có thể xuất hiện. Người nhiễm độc không bị sốt và cũng không mất nhận thức.

Theo WHO, các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng thời gian 12-36 giờ đồng hồ sau khi nhiễm độc. Tỷ lệ tử vong ở các nhiễm độc Botulinum là cao nếu như không được phát hiện và điều trị khẩn cấp. Dữ liệu của WHO chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong ở các trường hợp nhiễm độc Botulinum là từ 5-10%.

Clostridium botulinum là vi khuẩn kỵ khí, nó chỉ có thể phát triển trong môi trường yếm khí. Ngộ độc Botulinum xảy ra khi vi khuẩn phát triển và sản sinh ra độc chất trong thực phẩm, trước khi thực phẩm đó được sử dụng. Clostridium botulinum sinh ra các bào tử và chúng tồn tại nhiều trong môi trường, như trong đất, trong nước sông, nước biển.

Sự phát triển của vi khuẩn này cùng sự sản sinh độc chất của nó diễn ra bên trong các sản phẩm thực phẩm được chứa trong môi trường thiếu oxy, và một số môi trường bảo quản nhất định khác. Thường thì quá trình sản sinh độc chất Botulinum xảy ra trong các loại thực phẩm được bảo quản và trong các loại thực phẩm đóng hộp không được xử lý tốt.

Vi khuẩn Clostridium botulinum không phát triển được trong môi trường axit (độ pH dưới 4,6), bởi vậy mà độc chất Botulinum không thể được sản sinh trong các loại thực phẩm có tính axit. Việc kết hợp các điều kiện như nhiệt độ bảo quản thấp, muối thấp và/hoặc độ pH thấp cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hoặc sự hình thành của độc chất Botulinum.

Mặc dù bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum có khả năng chịu nhiệt, nhưng độc chất mà vi khuẩn này sinh ra dưới các điều kiện yếm khí lại bị tiêu hủy nhờ việc đun sôi (ví dụ, trong điều kiện nhiệt độ bên trong lớn hơn 85 độ C trong vòng 5 phút hoặc hơn).

Botulinum có thể được tìm thấy trong vô số loại thực phẩm, trong đó có các loại rau được bảo quản trong môi trường axit thấp như đậu xanh, rau chân vịt, nấm... và các loại cá, trong đó bao gồm cá ngừ đóng hộp, cá lên men, ướp muối hoặc hun khói; các sản phẩm thịt như thịt muối và xúc xích.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?