Độc đáo lễ chia tay người chết của người Êđê

Trong các nghi lễ liên quan đến vòng đời người của người Êđê thì lễ chia ly (Chia tay với người chết) là một nghi lễ độc đáo trong văn hóa của người Êđê. Lễ chia ly được thực hiện ngay trong đám tang của chồng hoặc vợ tại nghĩa địa, sau khi việc chôn cất được thực hiện xong.
Độc đáo lễ chia tay người chết của người Êđê
Để thực hiện nghi lễ này chồng hoặc vợ mặc một chiếc áo truyền thống, trên tay áo buộc một vòng đồng (gọi là vòng ly biệt) và 2 ché rượu (1 ché cúng cho người vợ hoặc người chồng góa – ché rượu này khi kết thúc lễ những người đã lớn tuổi mà chưa lập gia đình, những người góa vợ hoặc góa chồng mới được uống và 1 ché cho 2 bên gia đình và khách đến dự lễ tang). Nếu không có áo thì có thể thay thế bằng chiếc khăn truyền thống khoác lên người.

Sau lễ cúng, chồng hoặc vợ sẽ ăn miếng thịt cuối cùng với người chết, người sống ăn một miếng và ném xuống mộ một miếng, người đại diện của hai họ ăn theo sau. Tiếp đến sẽ lần lượt uống rượu cần tiễn biệt người chết tại mộ. Đây là thủ tục cuối cùng trước khi mọi người về nhà.

Độc đáo lễ chia tay người chết của người Êđê - anh 1

Lễ chia ly được thực hiện ngay trong đám tang của chồng hoặc vợ tại nghĩa địa.

Sau lễ này, người còn sống hoàn toàn được tự do có thể lập gia đình mới cho riêng mình. Theo Luật tục của người Êđê (tục nối dây) nếu người chồng hoặc vợ chết trước thì người sống vẫn phải hỏi bên anh em (bên chồng hoặc vợ), cháu của người đó. Nếu họ chưa có gia đình thì lấy người vợ, hoặc chồng còn sống.
Ngày xưa theo luật tục thì chồng hoặc vợ còn sống phải tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không sẽ không có ai nuôi những đứa con. Tuy nhiên, hiện nay tục nối dây chỉ thể hiện tượng trưng chứ không còn ép buộc.
Lễ chia ly là một trong những phong tục thuộc hệ thống nghi lễ vòng đời người của dân tộc Êđê. Nghi lễ cuối cùng của người ở lại, gia đình, dòng họ đối với người ra đi, là sự trọn nghĩa vẹn tình cho đến hơi thở cuối cùng. Đây là nét văn hóa độc đáo cần được gìn giữ, bảo tồn trong đời sống văn hóa của người Êđê.

>>> Xem thêm:

1. Tranh cãi khi hầu đồng diễn tại vũ trường

2. Hà Nội: Kỳ lạ con gái không mang họ bố, con đẻ ngỡ con nuôi

3. Bê tráp và quan niệm mất duyên

Theo Báo Đắc Nông Online
Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.