Độc đáo Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng ở Hà Giang

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lễ cúng rừng (Mo Đổng trư) của người Nùng ở Hoàng Su Phì được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2016. Lễ cúng rừng hàng năm được tổ chức lớn nhất diễn ra tại các xã Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ.
Lễ hội Cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng. Ảnh: baohagiang.vn
Lễ hội Cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng. Ảnh: baohagiang.vn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có nhiều dân tộc còn duy trì lễ cúng rừng, như: dân tộc Nùng, dân tộc Pu Péo, dân tộc Dao, dân tộc La Chí, dân tộc Mông… trong đó phải kể đến Lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì.

Theo hồ sơ đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2016, Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng huyện Hoàng Su Phì được duy trì từ lâu đời, xuất phát từ truyền thuyết của người Nùng và các câu truyện kể rằng: Xưa kia các họ tộc người Nùng ở Hoàng Su Phì sống yên bình tại các sườn núi. Một hôm vua phương Bắc sai quân đến xâm lược nhằm chiếm đất đai của cải, sau nhiều ngày giao chiến với kẻ thù, các tộc người Nùng bị thua trận nên phải mang theo của cải, lợn gà và trâu bò rút vào các khu rừng rậm để bảo toàn lực lượng.

Do bị quân địch vây hãm nhiều ngày nên thiếu nước uống, khiến cho nhiều người và gia súc bị chết, đúng lúc này thủ lĩnh của người Nùng là Hoàng Vần Thùng, do chiến đấu quả cảm với quân địch bị thương và lâm bệnh mà chết, để tỏ lòng thương tiếc, các trai tráng giết thịt trâu lấy thịt, lấy tiết trâu thay nước nấu cơm làm đồ cúng tế và cầu xin Hạn Hung tức vua trời giúp đỡ phù hộ.

Xúc động trước tinh thần đoàn kết đấu tranh của các tộc người Nùng, Hạn Hung đã cử quân xuống giúp dân trừ giặc đem lại cuộc sống yên bình cho dân chúng tại đây. Để tưởng nhớ người thủ lĩnh đã có công giúp dân có công giúp dân chống giặc, các tộc họ người Nùng đã dành những khu rừng già tươi tốt, có vị trí đẹp là nơi linh thiêng để lập miếu thờ và tôn ông làm Đổng Trứ (tức là Thần rừng). Từ đó cứ vào dịp tháng 2 và tháng 7 hàng năm các làng của người Nùng thuộc các xã trong huyện Hoàng Su Phì lại tổ chức lễ cúng Hoàng Vần Thùng tại miếu thờ vì đã có công hy sinh cứu giúp dân làng. Trải qua nhiều năm tháng tục lệ này vẫn được duy trì cho đến ngày nay tại các thôn bản nhằm tưởng nhớ tổ tiên, cầu cho làng bản, gia đình ấm no hạnh phúc, mùa màng bội thu, đồng thời ôn lại cho lớp cháu con lịch sử văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Theo truyền thuyết, người Nùng ở các xã Pố Lồ, Sán Xả Hồ, Pờ Ly Ngài (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) được mổ trâu để cúng vì họ cho rằng đây là những nơi trước kia người dân đã mổ trâu để làm cơm ăn trưa thết đãi quân của Hạn Hung, các xã còn lại chỉ được mổ lợn hoặc mổ gà vì làm cơm sáng để thết đãi. Tuy nhiên trong các xã trên thì xã Pố Lồ là tổ chức lễ cúng lớn nhất với sự tham gia của các hộ gia đình dân tộc Nùng sinh sống ở các thôn trong xã và các thôn thuộc xã Thèn Chu Phìn và thị trấn Vinh Quang, do trước đây các thôn này được tách ra từ xã Pố Lồ nên hiện nay vẫn thực hiện theo quy định trên. Tại 3 xã trên, sau khi tổ chức cúng tại các thôn thì tiếp tục tổ chức quy mô cấp xã.

Ông Lù Sính Vần, thôn Cóc Sọc, xã Pố Lồ, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) năm nay 77 tuổi cho biết, để chuẩn bị cho lễ cúng thần rừng, theo tục lệ đã tồn tại trong cộng đồng người Nùng nơi đây, cứ ba năm làm lễ chính sẽ mổ trâu, lợn, gà, còn lại các năm thường thì chỉ mổ lợn và gà. Lễ cúng thần rừng được quy định luân phiên mỗi năm một thôn phải góp 4 con gà sống, rượu và một con lợn đen 50 kg để mổ làm lễ cúng, ngoài ra còn có thêm hương, tiền bạc được làm từ giấy rơm hoặc giấy dó. Nếu năm nào làm lễ chính mổ trâu thì toàn thể các gia đình trong xã phải góp tiền vào để mua trâu. “Trâu dùng để cúng phải đảm bảo các yếu tố không được non quá sẽ hao thịt, không được già quá ăn sẽ dai, trâu phải béo tốt được khoảng 3 tuổi là tốt nhất” – ông Vần chia sẻ.

Vào buổi sáng sớm trong ngày diễn ra lễ cúng, mỗi hộ gia đình trong toàn xã thường là một người nam giới đại diện, mang theo đồ lễ đến khu rừng cấm bao gồm: Rượu một lít, giấy bản một sấp, hương một bó, ngoài ra mang theo một con dao để phục vụ việc làm bếp và một chiếc chén, một chiếc bát, một đôi đũa. Bốn chiếc nồi lớn dùng để nấu sẽ được mang đến theo sự phân công của trưởng bản, những người mang nồi này sẽ được thôn trả thóc sau mỗi vụ.

Theo ông Tải Sèo Lìn, sinh năm 1964, dân tộc Nùng, thôn Pố Lồ, xã Pố Lồ, huyện Hoàng Su Phì, trước khi tiến hành nghi lễ, các phụ lễ quét dọn và sửa soạn đồ lễ, riêng giấy dó được phụ lễ gấp thành các thoi bạc và 12 chiếc thuyền. “Theo quan niệm của người Nùng khi con người mất đi về với tổ tiên, người chết ở thế giới bên kia cũng cần có tiền bạc để tiêu, có các con vật để nuôi nên phải gấp tiền, cúng các con vật như trâu, gà, lợn là vì lẽ đó” - Ông Lìn cho biết.

Một nguyên tắc bất thành văn đó là chỉ có nam giới mới được tham dự và trong quá trình tổ chức nghi lễ thì tất cả mọi người đều không được nói tục chửi bậy hoặc đi vệ sinh tùy tiện. Người chịu trách nhiệm chính trong lễ tế là thầy cúng, thầy cúng phải là người am hiểu phong tục, tập quán của địa phương và được dân làng kính trọng, tín nhiệm.

Lễ cúng thần rừng của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì là một hoạt động văn hóa mang tính tâm linh quan trọng, thể hiện ý thức tôn trọng, lòng biết ơn thần linh, trời đất, tổ tiên và hướng về cội nguồn. Lễ thức cúng rừng mang đậm nét văn hóa canh tác nương rẫy, thể hiện mong muốn được phù hộ che chở cho mùa màng, gia súc gia cầm luôn được phát triển tốt tươi không bị thiên tai dịch bệnh, sâu bọ phá hoại. Đây cũng là dịp để các hộ gia đình giao lưu trao đổi tâm tư, tình cảm, từ đó tăng cường và củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, xóm giềng, làng xã trong nhân dân.

Lễ cúng rừng cũng là một trong những nét đẹp trong lĩng vực bảo vệ tài nguyên môi trường. Theo quy định của các thôn bản có rừng cấm thì mọi tổ chức, cá nhân trong cộng đồng phải có trách nhiệm tôn tạo, phát triển các khu rừng cấm, nếu những người nào vi phạm sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật và quy ước của thôn. Chính phong tục này cùng với sự quản lý có hiệu quả của cộng đồng, từ đó khuyến khích người dân bảo vệ rừng, sống hòa hợp với thiên nhiên.

Vì vậy, mà khu rừng cấm của cộng đồng đến nay vẫn được bảo vệ tốt. Trong đó có nhiều khu rừng đã giữ được những cây cổ thụ nhiều năm tuổi và nhiều loại thảo dược quý, phục vụ cuộc sống của con người. Nhất là tại các xã Pố Lồ, Nam Sơn, Hồ Thầu, Pờ Ly Ngài của huyện Hoàng Su Phì.

Hiện nay, việc phát triển du lịch đang có xu hướng khai thác các tài nguyên du lịch về văn hóa, nhất là du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh. Vì vậy việc duy trì lễ thức cúng rừng là một trong những sản phẩm du lịch có khả năng thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch đến huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), đồng thời góp phần khắc phục tình trạng du lịch mùa vụ như hiện nay.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.