Đội cứu hộ Chile ngừng tìm kiếm nạn nhân của vụ nổ tại Beirut

(Ngày Nay) - Lực lượng cứu hộ đã không thể tìm thấy nạn nhân sống sót dưới đống đổ nát ở Beirut sau cuộc tìm kiếm kéo dài 3 ngày, dập tắt hy vọng tìm thấy người mất tích kể từ khi vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào một tháng trước.
Đội cứu hộ Chile ngừng tìm kiếm nạn nhân của vụ nổ tại Beirut

Cuối tuần qua, nhóm cứu hộ người Chile đã kết thúc chiến dịch tìm kiếm nạn nhân mất tích và loại trừ khả năng có dấu hiệu của sự sống dưới đống đổ nát.

"Thật không may, khi chúng tôi phải nói rằng không hề có dấu hiệu của sự sống bên trong hiện trường", ông Francisco Lermanda, người đứng đầu đội cứu hộ Chile Topos, phát biểu trước báo giới.

Trong 3 ngày, người dân trên khắp Lebanon dán mắt vào màn hình TV của họ để theo dõi tin tức về cuộc tìm kiếm, hy vọng vào một điều kỳ diệu có thể xảy ra.

Hôm thứ Năm tuần trước, nhóm Topos cho biết chó đánh hơi và thiết bị cảm biến của họ đã phát hiện dấu hiệu của sự sống dưới đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy ở phía đông Beirut.

Đội cứu hộ Chile ngừng tìm kiếm nạn nhân của vụ nổ tại Beirut ảnh 1

Nhóm cứu hộ và người dân Beirut đã làm việc trong 3 ngày nhằm tìm kiếm "dấu hiệu của sự sống" dưới đống đổ nát.

Dù không tìm được thêm ai, nhưng nhiều người cho rằng đây vẫn là một thông tin tích cực. Melissa Fathallah - người sáng lập Bayte Baytak, một sáng kiến hỗ trợ các nhân viên y tế Lebanon trong cuộc khủng hoảng COVID-19, cho biết: “Đó là một kết thúc có hậu. Tôi xem đó là một điều tích cực vì chúng tôi không có thêm một cái tên nào nữa vào danh sách người bị thương hoặc tử vong."

Ngay từ đầu, đội Dân phòng Lebanon bày tỏ sự bi quan rằng cuộc tìm kiếm sẽ khó có khả năng tìm ra nạn nhân nào đó. "Có 99% khả năng là chúng tôi sẽ không tìm thấy bất cứ thứ gì", George Abu Musa, người đứng đầu lực lượng Dân phòng Lebanon cho biết.

Nhưng Topos và lực lượng cứu hộ địa phương vẫn kiên nhẫn làm việc tại đống đổ nát, đào đường hầm xuyên qua các lớp đá vôi và mảnh vỡ. Các cảm biến của nhóm nghiên cứu Chile tiếp tục phát hiện "dấu hiệu của sự sống" phát ra từ đống đổ nát. Nhóm nghiên cứu Topos cho biết những tín hiệu đó có thể đến từ chính những người cứu hộ hoặc do sự can thiệp từ điện thoại bên ngoài.

"Chúng tôi phát hiện ra tiếng thở vào khoảng 3 giờ sáng, một nhịp thở ra. Nhưng sau khi kiểm tra khu vực đó, chúng tôi nhận ra rằng tiếng thở ra đó là của chính các nhân viên cứu hộ của chúng tôi vài giờ trước đó. Thiết bị này rất nhạy", ông Lermanda tuyên bố.

Trước đó, một vụ nổ hóa chất đã xé toạc thủ đô Lebanon hôm 4/8, khiến 190 người thiệt mạng, hơn 6.000 người bị thương và hơn 300.000 người rơi vào cảnh vô gia cư. Vụ nổ đã phá hủy phần lớn khu vực ven biển phía đông của Beirut.

Đội cứu hộ Topos Chile cho biết họ sẽ tiến hành các hoạt động khác ở Beirut nếu chính phủ Lebanon yêu cầu.

“Chúng tôi muốn đi khắp mọi nơi, nhưng chúng tôi tôn trọng chính phủ và người dân Lebanon”, ông Lermanda nói. "Nếu họ yêu cầu chúng tôi đi bất cứ đâu, đến điểm số 0 (bến cảng) hoặc đến một tòa nhà nơi ai đó biến mất, đó là nơi chúng tôi sẽ đến."

Theo CNN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).