Những chính sách kịp thời
Nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nói chung và trong lĩnh vực Nông, Lâm, Thủy sản nói riêng, Văn phòng Chương trình quốc gia cùng với các đơn vị của Bộ Khoa học và Công nghệ giới thiệu các chính sách kịp thời mà Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành.
Trong đó có các chính sách về khoa học và công nghệ đã định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm; Những nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị và có tính cạnh tranh cao trên thị trường; Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ; Tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích sang tạo công nghệ; Hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư “Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ”; Hỗ trợ chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Bên cạnh đó, đối với các dự án được hỗ trợ kinh phí từ các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thì các nhà nghiên cứu sẽ có nguồn lực kịp thời để chi trả cho thành viên dự án, thuê chuyên gia trong và ngoài nước, mua nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị, thực hiện công bố quốc tế và đăng kí sáng chế...
Đặc biệt khi có doanh nghiệp phát triển thương mại hóa sản phẩm, một phần nguồn kinh phí sẽ được hỗ trợ cho các nội dung sản xuất thử nghiệm, sản xuất lô số 0 cũng như kinh phí đánh giá, kiểm định, quảng bá sản phẩm.
Ứng dụng khoa học nào cho nuôi trồng, bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản?
Tại Hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyên (Viện nghiên cứu Hải sản) đã giới thiệu sơ lược về RIMF, là viện duy nhất về nghề cá biển cùng công nghệ ứng dụng trong nuôi trồng, bảo quản và chế biến như công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá nác, cá bớp, tôm sú, cá ngừ, chế biến điều, chế biến từ phế phụ phẩm cá tra, xử lý phế phụ phẩm tôm, giống rau củ quả, …. Với định hướng nghiên cứu đặc thù trong quản lý, ứng dụng trực tiếp tư vấn Bộ NN&PTNT, trong sản xuất là công nghệ bắt buộc không thể thiếu với các doanh nghiệp.
Song song đó, các Doanh nghiệp trong ngành đã giới thiệu các sản phẩm cũng như giá trị kinh tế có được từ các công nghệ này.Cũng tại đây, một số công nghệ của Mỹ được tìm kiếm bởi một số doanh nghiệp trong nước, được giới thiệu các doanh nghiệp nếu có sự quan tâm có thể phát triển ứng dụng vào sản phẩm của mình.
Buổi hội thảo nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn, đối tác doanh nghiệp, đặc biệt là các em sinh viên tại trường Đại học Bách Khoa đều đến để tìm hiểu và học hỏi thêm về kiến thức. Ảnh: Kiều Trang. |
Làn gió tươi mới
Qua quá trình thực hiện giai đoạn 1 của các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia với việc lấy Doanh nghiệp làm trung tâm, các dự án đã đạt được những thành tựu đáng kể, như một làn gió tươi mới, tích cực, góp phần từng bước giải quyết những vấn đề thực tiễn của xã hội Việt Nam cũng như thế giới. Bước đầu đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận, như:chế tạo thành công các thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn, giàn khoan dầu khí di động, hệ thống chiếu sáng phục vụ công nghiệp nhân giống và điều khiển ra hoa cho một số cây trồng qui mô công nghiệp…
Các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ kinh phí đối với việc đổi mới công nghệ trong sản xuất đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã kịp thời song hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, Lãnh đạo các công ty một lần nữa khẳng định công nghệ sẽ tạo ra giá trị ngoài việc tạo ra sản phẩm mới, tăng giá trị gia tăng mà còn giải quyết cả các bài toàn về ô nhiễm môi trường đối với quá trình xử lý phế phụ phẩm.
Công nghệ được hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ cũng khẳng định được năng lực công nghệ của các cá nhân, tổ chức trong nước, tạo động lực lớn để các Doanh nghiệp tiếp tục theo đuổi những đam mê làm chủ, ứng dung công nghệ vào việc sản xuất trong ngành nông nghiệp, khẳng định vị thế sản phẩm made in vietnam.
Ngày 26/11/2020, Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia (VPCTQG), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng Khoa học và Công nghệ trong nuôi trồng, bảo quản và chế biến Nông, Lâm, Thủy sản” với sự tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp trong lĩnh vực cũng như các tổ chức nghiên cứu có các ứng dụng liên quan.
Cùng với sự tham gia của Lãnh đạo Cục Công tác phía Nam, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Định giá công nghệ, Ban chủ nhiệm các Chương trình KH&CN quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, lãnh đạo các Viện nghiên cứu cũng như các Công ty hàng đầu trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến, đã khẳng định được sự quan tâm của tất cả các đối tượng liên quan trong bối cảnh công nghệ dần có chỗ đứng trong nhận thức chung của toàn xã hội.
Tham gia chủ trì, tham luận tại Hội thảo, gồm:
- TS. Nguyễn Văn Nguyên (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản).
- TS. Nguyễn Sỹ Đăng (Phó Vụ trưởng Vụ đánh giá, Thẩm định và Định giá công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ).
- TS. Ngiêm Quốc Đạt (Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia, Bộ KH&CN).
- PGS.TS. Trần Anh Sơn (Phó Trưởng khoa Cơ Khí Trường ĐH Bách khoa TP.HCM).
- TS. Đỗ Văn Lộc (Phó Chủ nhiệm thường trực Ban chủ nhiệm Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao).
- Lãnh đạo Văn phòng các Chương trìn KH&CN quốc gia cùng các chuyên gia khác.