Trong năm 2024, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các loài chim quý hiếm như thiên nga câm (Cygnus olor, loài thiên nga có bộ lông hoàn toàn màu trắng với mỏ màu cam viền đen, được nhận biết bằng cục u nổi bật trên đỉnh mỏ, lớn hơn ở con đực) và cò thìa mặt đen (Platalea minor, có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2000, loài chim nước lớn với mỏ dẹt theo chiều lưng-bụng, hình thìa) đang sinh sống và sinh sản tại khu bảo tồn này.
Cò thìa Âu Á tại Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đồng bằng sông Hoàng Hà, Sơn Đông. Ảnh: Lưu Nguyệt Lượng |
Vùng đất ngập nước dành cho chim di cư tại cửa sông Hoàng Hà, thuộc Khu bảo tồn chim di cư dọc bờ biển biển Hoàng Hải, vịnh Bột Hải (giai đoạn II), đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2024 tại phiên họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới tổ chức ở New Delhi (Ấn Độ).
Khu vực cửa sông Hoàng Hà là một điểm dừng chân, trú đông và sinh sản quan trọng của các loài chim di cư trên tuyến đường bay Đông Á - Úc, được các chuyên gia quốc tế gọi là "sân bay quốc tế của các loài chim". Nơi đây hiện đang là nhà của 26 loài chim được bảo vệ cấp quốc gia loại I và 65 loài được bảo vệ cấp quốc gia loại II. Tuyến đường bay Đông Á - Úc kéo dài từ Bắc Cực, qua Đông Nam Á đến Châu Đại Dương (Châu Úc), trải dài qua 22 quốc gia.
Nhà nghiên cứu Lý Hưng Kiệt tại Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đồng bằng sông Hoàng Hà cho biết cửa sông Hoàng Hà sở hữu hệ sinh thái đất ngập nước nguyên vẹn nhất trong vùng ôn đới ấm của Trung Quốc.
Hạc trắng Á Đông làm tổ trên các cột bê tông được đặc biệt xây dựng dành cho chim trong khu bảo tồn. Ảnh: Dương Bân |