Dòng sông vàng phản ánh thực trạng phá rừng Amazon

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một bức ảnh mới chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã cho thấy một dòng sông lấp lánh màu vàng chảy tại phía đông Peru, tuy nhiên bức ảnh đã phản ánh thực trạng đáng báo động về nạn khai thác vàng ở quốc gia Nam Mỹ này.
Dòng sông vàng phản ánh thực trạng phá rừng Amazon

Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, hình ảnh nhìn giống như con sông vàng chảy qua rừng nhiệt đới Amazon ở bang Madre de Dios, phía đông Peru, thực chất là những hố thăm dò, có khả năng do các thợ mỏ để lại.

Hình ảnh cho thấy sông Inambari và một số hố được bao quanh bởi các khu vực rừng bị chặt phá đầy bùn lầy, còn ánh sáng màu vàng lấp lánh là do ánh nắng mặt trời phản chiếu.

Theo NASA, hoạt động khai thác vàng tạo sinh kế cho hàng chục nghìn người ở vùng Madre de Dios, khiến nó trở thành một trong những ngành khai thác khoáng sản "ngoài luồng" lớn nhất trên thế giới.

Khai thác mỏ cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nạn phá rừng trong khu vực Amazon và thủy ngân được sử dụng để khai thác vàng gây ô nhiễm nguồn nước.

Tiềm năng khai thác vàng trong khu vực Amazon đã mở rộng kể từ khi đường cao tốc xuyên Đại dương phía Nam khánh thành vào năm 2011, khiến khu vực này trở nên dễ tiếp cận hơn.

NASA cho biết tuyến đường cao tốc kết nối giữa Brazil và Peru đã giúp thúc đẩy thương mại và du lịch, nhưng kéo theo đó là vấn nạn phá rừng.

Madre de Dios là một vùng hoang sơ của Amazon, nơi quần thể vẹt đuôi dài và khỉ, báo đốm và bướm phát triển mạnh. Nhưng chỉ khu dự trữ sinh quyền quốc gia Tambopata là khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, còn lại có tới hàng trăm cây số vuông của khu rừng nhiệt đới Amazon đã biến thành vùng đất hoang và độc hại.

Giá vàng tăng trong những năm gần đây đã tạo ra cơn sốt vàng tại Peru, kéo theo đó là hàng nghìn hố đào bị vứt bỏ lộ thiên.

Vào tháng 1 năm 2019, một nghiên cứu khoa học cho thấy nạn phá rừng khai thác vàng đã phá hủy hơn 90.000 km2 rừng của Peru vào năm 2018.

Theo CNN
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo
(Ngày Nay) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khách tham quan triển lãm “Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo”.
Triển lãm Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm và trình diễn áo dài với chủ đề "Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo", nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của bà (1920-2025).
Tiết mục văn nghệ do các nghệ sỹ Việt Nam trình diễn.
Văn hóa - nghệ thuật kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân TP HCM và bạn bè quốc tế
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Giao lưu hữu nghị năm 2025”, nhằm tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ giữa nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân các nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
(Ngày Nay) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng quay lại đàm phán với Ukraine sau ngày 22/6.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.