Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng dự kiến khởi công tháng 7/2027

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng có chiều dài khoảng 417km với tổng mức đầu tư khoảng 11,6 tỷ USD dự kiến được khởi công vào tháng 7/2027.
Một đoàn tàu liên vận chở hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.
Một đoàn tàu liên vận chở hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Theo đó, Ban Quản lý dự án đường sắt đặt mục tiêu hoàn thành lập, thẩm định nội bộ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vào tháng 1/2025; trình Chính phủ, Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vào tháng 2-3/2025; trình Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đề án chủ trương đầu tư vào tháng 3-4/2025; trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2025).

Trong trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, đơn vị tư vấn sẽ tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án từ tháng 5/2025, hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 5/2026; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trong tháng 9/2026; hoàn thành các thủ tục, ký kết Hiệp định vay ngay sau khi dự án được phê duyệt tháng 11/2026; tổ chức đấu thầu xây lắp, chuẩn bị các thủ tục để khởi công dự án (vào tháng 7/2027).

Hiện nay, tư vấn trong nước đã phối hợp tư vấn Trung Quốc hoàn thành báo cáo đầu kỳ bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; đang tiếp tục triển khai lập báo cáo giữa kỳ dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2024, phấn đấu hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong tháng 12/2024.

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đường sắt đã làm việc với 9/9 địa phương để xin ý kiến về hướng tuyến, vị trí, quy mô nhà ga. Đến nay, các địa phương đã cơ bản thống nhất với hướng tuyến, quy mô, vị trí nhà ga do tư vấn đề xuất.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng có điểm đầu tại vị trí nối ray với đường sắt Trung Quốc thuộc thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại cảng Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng.

Chiều dài tuyến khoảng 417km (trong đó chính tuyến dài khoảng 396,67km, có 2 nhánh kết nối với cảng Nam Đồ Sơn và cảng Đình Vũ dài khoảng 20,33km). Tuyến đi qua địa phận (9 tỉnh/thành phố): Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Tổng mức đầu tư dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng dự kiến 11,6 tỷ USD; sơ bộ tổng mức đầu tư dự án sẽ được xác định trong báo cáo cuối kỳ bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Dự án dự kiến phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đầu tư đường đơn và xây dựng các công trình trên tuyến, giải phóng mặt bằng toàn bộ, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 8,57 tỷ USD. Giai đoạn 2 xây dựng hoàn chỉnh đường đôi và xây dựng các công trình trên tuyến theo quy hoạch.

Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được xây mới với mục tiêu kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc nhằm triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường” và Kế hoạch hợp tác kết nối trong khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai”, đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn, giảm phát thải.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.