Dự án nuôi gà công nghệ cao “thay da đổi thịt” cho vùng quê nghèo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dự án nuôi gà công nghệ cao Mebi Farm của Tập đoàn Mebi Group được xem là điểm sáng góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh các sản phẩm trứng, rau sạch phục vụ cộng đồng, dự án còn mang đến những thay đổi đáng mừng cho người dân địa phương.

Tạo công ăn việc làm

Xã Tân Thắng vốn là vùng đất cằn cỗi vì giáp biển nên chủ yếu là đất cát, hệ thống kết cấu hạ tầng đường giao thông còn thiếu, đời sống người dân địa phương còn khó khăn, chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng nhỏ lẻ.

Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Hương thuộc diện khó khăn của xã, có hai con đang trong độ tuổi đến trường, với công việc chăm sóc cây cảnh theo dự án nên khi dự án hoàn thành, chị lại phải tìm công việc mới để có thu nhập lo cho gia đình.

Dự án nuôi gà công nghệ cao “thay da đổi thịt” cho vùng quê nghèo ảnh 1

Người dân địa phương có công việc ổn định hơn.

Vòng lặp cứ thế trôi qua cho đến khi Mebi Farm được chính thức khởi công xây dựng ở xã nhà, chị tìm cho mình được một công việc đủ trang trải cuộc sống. Tương tự chị Hương, nhiều người dân ở đây cũng phấn khởi khi dự án xây dựng, đem đến cho người lao động địa phương nguồn thu nhập ổn định hơn.

Ông Lê Trọng Quốc - Trưởng Ban quản lý dự án Mebi Farm cho biết, khi đi vào hoạt động, Mebi Farm cần khoảng 120 nhân sự lao động phổ thông ở vòng ngoài. Những người này thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc cây cảnh, rau sạch...

“Khi tuyển dụng nhân sự, chúng tôi ưu tiên tuyển dụng nhân sự tại địa phương. Ngoài việc chi trả tiền lương đều đặn, đầy đủ, chúng tôi mong muốn cho người dân tiếp cận được quy trình chăn nuôi sạch, bền vững chuẩn điều kiện quốc tế”, ông Quốc thông tin.

Bên cạnh đó, khi dự án đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ tuyển lượng lớn công nhân kỹ thuật cao để đào tạo và vận hành.

Niềm vui từ con đường mới

Trước kia, đường số 6, đoạn từ Quốc lộ 55 đến công trình Mebi Farm chưa được xây dựng, đường lầy lội rất khó di chuyển. Buôn bán trên con đường này 20 năm nay, bà Đậu Thị Màu chưa hết bàng hoàng khi kể lại những cú ngã của người qua đường.

“Đường trước kia rất khó đi, sình lầy làm người dân té liên tục. Tôi buôn bán ở đây cũng ế ẩm, lấy hàng hóa khá khó khăn, phải ra tận ngoài xã chở về”, bà Màu kể, mùa mưa sình lầy, mùa nắng bụi bặm là câu cửa miệng của người dân trong xóm.

Dự án nuôi gà công nghệ cao “thay da đổi thịt” cho vùng quê nghèo ảnh 2

Con đường được xây dựng giúp việc đi lại của người dân thuận tiện và giúp kết nối giao thông xung quanh vùng dự án.

Trước việc đi lại khó khăn của người dân, khi xác định đặt khu nuôi gà công nghệ cao ở đây, Mebi Farm đã quyết định hỗ trợ kinh phí, đồng hành cùng UBND xã Tân Thắng đầu tư xây dựng công trình Đường số 6, thôn Hàm Thắng, xã Tân Thắng.

Đường bê tông có tổng chiều dài hơn 2,5km, rộng 6m được chia làm 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 đường dân sinh hoán đổi với 100% kinh phí do Mebi Farm đầu tư, tổng chiều dài hơn 1km, vốn là 3,2 tỷ đồng. Ở giai đoạn 2, Mebi Farm tiếp tục đồng hành cùng địa phương, đóng góp hơn 1,5 tỷ đồng để hoàn thành tiếp khoảng 1,6km và nâng cấp mở rộng mặt đường.

Đường dân sinh một mặt hỗ trợ cho người dân xung quanh dự án thuận lợi trong việc đi lại và phát triển kinh tế hộ gia đình. Mặt khác làm cơ sở hạ tầng giao thông bền vững kết nối nối các khu vực chức năng quan trọng của dự án với đường giao thông chính bên ngoài.

Con đường đi vào hoạt động giúp cho việc đi lại của người dân được thuận tiện hơn, an toàn hơn. “Tối có nhiều người đi ra đường để tập thể dục, nói chuyện với nhau vui lắm” - ông Trần Văn Đạt, người dân địa phương vui mừng kể.

Ông Nguyễn Thanh Trường, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thắng cho biết: “Trước kia, người dân đi lại rất khó khăn nhưng sau khi con đường được đưa vào vận hành, người dân rất phấn khởi. Việc khởi công xây dựng công trình chăn nuôi gà công nghệ cao đã giải quyết được một phần công việc cho người dân, giúp người dân có nguồn thu nhập và cuộc sống bớt khó khăn hơn”.

Dự án nuôi gà công nghệ cao Mebi Farm có tổng diện tích 70ha, nằm tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, là dự án chăn nuôi gà đẻ trứng có số lượng lớn bậc nhất tỉnh Bình Thuận.


Trang trại sẽ nuôi gà đẻ trứng theo công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản với hệ thống nhà chuồng và thiết bị nuôi được thiết kế, vận hành hoàn toàn tự động, kết nối đồng bộ với các hệ thống thiết bị phụ trợ khác, tạo nên chuỗi giá trị chăn nuôi theo quy trình khép kín, nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao.


Dự án được khởi công vào cuối năm 2020, có quy mô chăn nuôi 1,2 triệu gà đẻ và 400.000 gà hậu bị, đáp ứng hơn 1 triệu trứng gà mỗi ngày và 40 tấn phân hữu cơ thành phẩm/ngày (tương đương 14.600 tấn/năm). Dự kiến, trong 2024, MebiFarm sẽ có những lô trứng gà tiêu chuẩn Nhật Bản trên kệ các siêu thị phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).