Dự báo tương lai của ngành y thời COVID-19

Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, song ngành y vẫn luôn tiên phong trên tuyến đầu chống dịch. Liên quan đến đại dịch, nhiều dự báo đã được đưa ra, trong đó có dự báo liên quan đến ngành y. 
Thuốc chữa bệnh phát triển nhờ trí tuệ nhân tạo.
Thuốc chữa bệnh phát triển nhờ trí tuệ nhân tạo.

Năm 2022, dịch COVID-19 mới có thể chấm dứt?

Đó là dự báo của tỷ phú Mỹ Bill Gates vừa được tờ Businessinsider (BIC) cập nhật. Theo dự báo này, đại dịch COVID-19 sẽ không thể kết thúc vào cuối năm 2021, kể cả đối với các quốc gia giàu nhất hành tinh. Bill Gates là nhà từ thiện, người đang tài trợ tài chính cho các nghiên cứu vắc-xin dùng cho một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có COVID-19. Do quá trình bào chế vắc-xin tiến triển thuận lợi, đi đúng “đường ray” nên vị tỷ phú công nghệ này đã đưa ra dự báo nói trên.

Tỷ phú Bill Gates tiết lộ, ngoài các tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin còn phải kể đến tiến bộ về đổi mới quy trình chẩn đoán, điều trị. “Hiện tại, nhiều quốc gia như Nga và Trung Quốc áp lực về vắc-xin quá lớn nên việc cho phép tiêm ở người trước khi vắc-xin được cấp phép là không hợp lý. Riêng tại Mỹ, FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ) không cho phép đi tắt như vậy. Chúng ta cần ít nhất 3-4 tháng, đặc biệt là dữ liệu giai đoạn 3 để kiểm chứng các tác dụng phụ là rất quan trọng”, Bill Gates nhấn mạnh trước báo giới.

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phát triển thuốc chữa bệnh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăm sóc sức khỏe rất rộng, từ chẩn đoán, ra quyết định, điều trị cho đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học và đào tạo, trong đó hỗ trợ phát triển thuốc chữa bệnh đóng vai trò quan trọng.

Thông thường, phát triển và phê duyệt một loại thuốc là cả một quá trình tốn kém, kéo dài. Người ta phải dành nhiều thời gian cho nghiên cứu sơ bộ lẫn thử nghiệm lâm sàng. Chi phí nghiên cứu và phát triển một loại thuốc mới tốn trung bình khoảng 985 triệu USD nhưng nếu AI và máy học được ứng dụng thì chi phí này giảm mạnh, tiến độ nhanh hơn. Ví dụ, hãng OneThree Biotech của Mỹ đã sử  dụng AI để tích hợp và phân tích hơn 30 loại dữ liệu lâm sàng, sinh học và hóa học. Điều này cho phép tạo ra các thông số về thuốc mới với độ chính xác cao và cơ hội thành công lớn hơn. Nhờ AI, người ta biết được các tác dụng phụ để hạn chế và thu hồi sau khi phê duyệt thông qua việc tham khảo các loại dược phẩm đã từng được chấp thuận.

Loại thuốc đầu tiên trên thế giới được phát triển bằng công nghệ AI hiện đang bước vào giai đoạn I thử nghiệm lâm sàng. Thuốc chủ vận thụ thể serotonin 5-HT1A tác dụng kéo dài có tên DSP-1181, được sử dụng để điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Trong khi thời gian nghiên cứu tiêu chuẩn cho một loại thuốc như vậy mất 5 năm thì việc sử dụng công nghệ AI giảm xuống còn 12 tháng.

Khám chữa bệnh từ xa

Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm telemedicine (y học từ xa) được dùng nhằm mô tả dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây rất đa dạng và có thể hiểu nôm na telehealth là phân phối các dịch vụ và thông tin liên quan đến sức khỏe thông qua các công nghệ thông tin và viễn thông điện tử. Nó cho phép liên lạc với bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng, chăm sóc, tư vấn, nhắc nhở, giáo dục, can thiệp, theo dõi từ xa...

Trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, telemedicine và teledoctor (bác sĩ từ xa) thực sự là công cụ hữu ích, cho ra đời dịch vụ khám bệnh từ xa. Dịch vụ này hạn chế mật độ giao thông tại bệnh viện và văn phòng của các bác sĩ, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng telemedicine để được tư vấn của các chuyên gia đầu ngành và có thể giữ liên hệ thường xuyên với trung tâm y tế thông qua thiết bị công nghệ thông tin như máy tính cá nhân.

Ưu điểm của telemedicine là nâng cao chuyên môn và tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Kết nối mạng đội ngũ y tế ở tuyến trên và tuyến dưới có thể trao đổi và chia sẻ các thông tin của người bệnh...

Theo SK&ĐS
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.