Dư luận Ấn Độ phẫn nộ sau thảm họa đường sắt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Làn sóng phẫn nộ đã gia tăng tại Ấn Độ trong bối cảnh các nhà chức trách đang điều tra thảm họa đường sắt đã tước đi sinh mạng của ít nhất 275 người.
Dư luận Ấn Độ phẫn nộ sau thảm họa đường sắt

Chưa đầy 48 giờ sau vụ tai nạn kinh hoàng ở bang Odisha, khiến ít nhất 275 người chết và hơn 1.000 người bị thương, dịch vụ đường sắt tại đây đã được tái hoạt động, với rất nhiều công nhân làm việc dưới cái nóng trên 35 độ C để khôi phục lại đường ray.

Do các tuyến đường sắt vẫn bị phong tỏa, người nhà của những hành khách đã tử vong phải tìm đường khác để đến nhận người thân.

Tại hiện trường vụ tai nạn, giữa cánh đồng ruộng, đồ đạc của nhiều nạn nhân vẫn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Vali, túi xách, giày dép và vật dụng cá nhân xếp đầy đường ray. Các toa tàu đổ nát nằm dưới con mương.

Deepak Behera, 37 tuổi, người dân thị trấn Bahanaga gần hiện trường vụ tai nạn, vẫn chưa quên được tiếng động kinh hoàng khi đang đá bóng vào tối thứ Sáu tuần trước. “Trong một khoảnh khắc, chúng tôi nghĩ đó là một trận động đất", Behera hồi tưởng.

Anh và những người dân khác sau đó đã chạy đến hiện trường vụ tai nạn và thấy hàng trăm hành khách chen chúc trong toa tàu bị lật trong bóng tối, cố gắng tìm lối thoát một cách tuyệt vọng. Họ sử dụng bật đèn flash trên điện thoại và bắt đầu tìm kiếm những người sống sót.

“Chúng tôi nghe thấy rất nhiều âm thanh la hét và khóc lóc. Các toa tàu bị lật và đâm mạnh đến mức không ai có thể thoát ra ngoài”, Behera nói và cho biết thêm rằng ông đã kéo được 28 người còn sống ra khỏi các toa tàu, cũng như vô số người chết.

Dư luận Ấn Độ phẫn nộ sau thảm họa đường sắt ảnh 1

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: CNN

Nhiều thi thể vẫn chưa được xác định vào Chủ nhật. Đáng chú ý, số người thiệt mạng đã được điều chỉnh giảm xuống từ ít nhất 288, sau khi các quan chức cho biết một số thi thể tại hiện trường đã được đếm hai lần.

Anshuman Purohit - một người sống sót sau thảm họa, mô tả cảnh tượng kinh hoàng khi những toa tàu chất chồng lên nhau cao tới hai hoặc ba tầng, hành khách bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

“Khi chúng tôi mở cửa, đó là lúc tôi thực sự nghe thấy tiếng rên rỉ của những người ở bên trong, tiếng kêu đau đớn, kêu cứu và xin nước”, ông Purohi, người ở khoang hạng nhất , cho biết. “Có rất nhiều thi thể với những vết thương không thể tưởng tượng nổi. Tôi thấy những thi thể bị kim loại nghiền nát… thực sự kinh hoàng”.

Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw, người đang đối mặt với nhiều lời kêu gọi từ chức, nhận định rằng vụ tai nạn xảy ra “do thay đổi khóa liên động điện tử” và một cuộc điều tra sẽ chỉ ra “ai chịu trách nhiệm về sai sót đó”.

“Nguyên nhân đã được xác định và những người chịu trách nhiệm đã được xác định”, ông Vaishnaw nói.

Theo các nhà chức trách, đoàn tàu cao tốc Coromandel Express có lộ trình từ Kolkata đến Chennai, đã bất ngờ chuyển hướng và đâm vào một đoàn tàu chở hàng hạng nặng đang đậu tại nhà ga Bahanaga Bazar. Các toa tàu trật bánh sang đường ray đối diện và đâm phải đoàn tàu cao tốc Howrah Express đang chạy từ hướng Bangalore.

Bà Jaya Varma Sinha, một quan chức của Bộ Đường sắt Ấn Độ, cho biết chính tốc độ cao của tàu Coromandel Express, lên tới 128 km/h khi va chạm với đoàn tàu chở hàng, đã góp phần gây ra số lượng thương vong khổng lồ. Trong khi đó, tàu Howrah Express đang di chuyển với tốc độ 126 km/h khi gặp hai đoàn tàu kia, cũng đã khiến mọi thứ trở nên hỗn độn.

Hy vọng rằng sẽ tìm thấy thêm những người sống sót đã dần bị dập tắt, khi các nhà chức trách Ấn Độ đã chuyển trọng tâm từ tìm kiếm những người mắc kẹt sang dọn dẹp đống đổ nát. Tất cả 21 toa tàu bị trật bánh đã được di dời và phần còn lại của hiện trường đang được sửa chữa để có thể hoạt động trở lại.

Hàng trăm công nhân, nhiều người trong số họ đào bới bằng cuốc và xẻng, đã làm việc cật lực trong điều kiện nóng ẩm để sửa chữa đường ray. Bộ Đường sắt Ấn Độ cho biết 7 máy đào, 2 đoàn tàu cứu nạn và 4 cần cẩu đã được triển khai tới hiện trường.

Hiện vẫn còn hơn 1.000 người bị thương và hơn 100 bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt, theo Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya. Các bác sĩ, thiết bị chuyên dụng và thuốc men đã được điều động đến bang Odisha từ thủ đô New Delhi.

Ông Naveen Patnaik - Thủ hiến bang Odisha, hôm Chủ nhật đã công bố khoản bồi thường 500.000 rupee (6.067 USD) cho thân nhân của những người thiệt mạng và 100.000 rupee (1.213 USD) cho những người bị thương nặng.

Chính quyền bang cho biết một chuyến tàu đặc biệt sẽ chạy vào Chủ nhật để vận chuyển những người sống sót và thi thể ra khỏi Odisha. Đoàn tàu này sẽ chạy đến Chennai, ở bang Tamil Nadu, và dừng lại ở tất cả các nhà ga chính, với một xe tải chờ sẵn để chở thi thể của những người đã khuất về với gia đình.

Thủ tướng Narenda Modi sau khi tới hiện trường vụ tai nạ đã ca ngợi nỗ lực giải cứu của chính quyền địa phương và lực lượng cứu hộ. Ông cũng nhấn mạnh rằng những người gây ra vụ tai nạn sẽ bị đưa ra xét xử.

“Chúng tôi không thể mang những người đã mất trở lại, nhưng chính phủ vẫn ở bêncác gia đình. Vụ việc này rất nghiêm trọng đối với chính phủ. Bất cứ ai bị kết tội sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc", ông Modi tuyên bố.

Dư luận Ấn Độ phẫn nộ sau thảm họa đường sắt ảnh 2

Thủ tướng Ấn Độ Modi thị sát chiến dịch giải cứu thảm họa đường sắt tại Odisha. Ảnh: CNN

Vụ tai nạn tại Odisha đã đặt ra câu hỏi về sự an toàn của mạng lưới đường sắt đồ sộ và lỗi thời của Ấn Độ, khi chính phủ vẫn đẩy mạnh đầu tư vào hiện đại hóa.

Dư luận Ấn Độ đang kêu gọi các nhà chức trách khắc phục các vấn đề an toàn trong hệ thống đường sắt, vốn vận chuyển hơn 13 triệu hành khách mỗi ngày. Trong khi chính phủ Ấn Độ đã đổ hàng triệu đô la vào việc nâng cấp hệ thống hệ thống đường sắt, nhưng vẫn chỉ như "muối bỏ biển".

Mạng lưới đường sắt rộng khắp của Ấn Độ được xây dựng cách đây hơn 160 năm dưới thời cai trị của thực dân Anh. Ngày nay, hệ thống này vận hành khoảng 11.000 chuyến tàu mỗi ngày.

Cơ sở hạ tầng xuống cấp thường được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng trễ giờ và nhiều vụ tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ. Theo thống kê của chính phủ Ấn Độ, hầu hết các vụ tai nạn đường sắt (tương đương 67,7%) xảy ra là do hành khách ngã từ tàu hỏa và va chạm giữa tàu hỏa và người trên đường ray. Va chạm giữa các đoàn tàu ít phổ biến hơn.

Vào năm 2016, hơn 140 người thiệt mạng trong một vụ trật bánh tàu hỏa ở bang Uttar Pradesh. Cùng năm đó, Thủ tướng Modi công bố các khoản đầu tư lớn vào hệ thống đường sắt nhằm cải thiện độ an toàn.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông của Ấn Độ là ưu tiên hàng đầu của ông Modi trong nỗ lực tạo ra nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4, chính phủ của ông Modi đã tăng chi tiêu vốn cho sân bay, xây dựng đường bộ, đường cao tốc và các dự án cơ sở hạ tầng khác lên 122 tỷ đô la , tương đương 1,7% GDP của Ấn Độ.

Theo CNN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.