Ethiopia trồng hơn 350 triệu cây xanh trong 12 giờ

(Ngày Nay) - Ethiopia đã trồng hơn 353 triệu cây trong 12 giờ vào thứ Hai, các quan chức nước này tin rằng đây là một kỷ lục thế giới.
Ethiopia trồng hơn 350 triệu cây xanh trong 12 giờ

Dự án này là một phần của chiến dịch tái trồng rừng mang tên "Di sản xanh", dẫn đầu bởi Thủ tướng Abiy Ahmed của Ethiopia. Hàng triệu người dân trên khắp đất nước đã được mời tham gia thử thách và trong 6 giờ đầu tiên, Thủ tướng Ahmed thông báo rằng khoảng 150 triệu cây đã được trồng.

"Chúng tôi đang đi được một nửa chặng đường của mình", ông Ahmed nói và khuyến khích người dân "tiếp tục tham gia chiến dịch trong những giờ còn lại." Sau khi thời gian 12 giờ kết thúc, Thủ tướng Ethiopia đã thông báo rằng kế hoạch đã vượt mục tiêu ban đầu.

Tổng cộng 353.633.660 cây giống đã được trồng, theo Bộ trưởng Công nghệ và Cải cách Getahun Mekuria thông báo.
Ethiopia trồng hơn 350 triệu cây xanh trong 12 giờ ảnh 1

Thủ tướng Abiy Ahmed tham gia chiến dịch trồng cây. Ảnh: CNN

Thử thách hôm thứ Hai đã khuyến khích người dân ở quốc gia đông dân thứ hai châu Phi trồng 200 triệu cây trong vòng một ngày. Năm 2017, Ấn Độ đã lập kỷ lục thế giới khi có khoảng 1,5 triệu tình nguyện viên trồng 66 triệu cây trong 12 giờ.

Mục tiêu của Ethiopia thậm chí còn lớn hơn thế: Chiến dịch trồng cây hướng tới con số 4 tỷ trong mùa mưa - giữa tháng 5 và tháng 10 - theo thông báo của Thủ tướng Ahmed.

Theo Farm Africa, một tổ chức trồng rừng ở Đông Phi và giúp nông dân thoát nghèo, chưa đến 4% đất đai của Ethiopia là rừng, so với khoảng 30% vào cuối thế kỷ 19.

Đất nước này không giáp biển cũng đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, với suy thoái, xói mòn đất, phá rừng, hạn hán và lũ lụt liên tục diễn ra do quá trình sản xuất nông nghiệp. 80% dân số của Ethiopia phụ thuộc vào nông nghiệp là mối sinh kế.

Năm 2017, Ethiopia đã cùng với hơn 20 quốc gia châu Phi khác cam kết khôi phục 100 triệu ha đất như một phần của Sáng kiến phục hồi cảnh quan rừng châu Phi.

Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng việc khôi phục các khu rừng bị mất của thế giới có thể loại bỏ 2/3 lượng khí thải nhà kính.

Nghiên cứu, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại trường đại học Thụy Sĩ ETH Zurich, tính toán rằng việc khôi phục các khu rừng bị suy thoái trên toàn thế giới có thể thải được tổng cộng khoảng 205 tỷ tấn carbon. Lượng khí thải carbon toàn cầu là khoảng 10 tỷ tấn mỗi năm.

Theo CNN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.