Festival Văn hóa truyền thống Việt sẽ diễn ra trong 5 ngày

(Ngày Nay) - Chiều 7/3, tại khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra họp báo về chương trình Festival Văn hóa truyền thống Việt và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019.

Theo đó, nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát triển văn hóa truyền thống, xây dựng tình hữu nghị văn hóa quốc tế, từ ngày 5/4 - 9/4 sẽ diễn ra Festival Văn hóa truyền thống Việt và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019.

Tại buổi họp báo, bà Hồ Như Quỳnh, Chủ tịch CLB Bảo tồn và Phát triển di sản văn hóa Việt, Trưởng ban tổ chức lễ hội chia sẻ, đây là dịp để tái hiện những nét văn hóa truyền thống xưa của dân tộc Việt Nam, từ đó kết nối tinh hoa Việt với văn hóa quốc tế. Bởi vậy, xuyên suốt 5 ngày diễn ra lễ hội sẽ có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.

Festival Văn hóa truyền thống Việt sẽ diễn ra trong 5 ngày ảnh 1

Ban tổ chức “Festival Văn hóa truyền thống Việt và giao lưu văn hóa quốc tế 2019” gặp gỡ giới thiệu về lễ hội độc đáo này - Ảnh: An ninh Thủ đô

Điểm nhấn của lễ hội chính là không gian trang trí công phu mô phỏng, tái hiện lại cảnh trí xưa với cây tre, giếng nước, mái đình, làng nghề, chợ quê…Không chỉ vậy, Ban tổ chức sẽ lồng ghép phối cảnh hoàng cung, dựng lại trang phục vua chúa xưa để du khách có dịp tham quan và thưởng lãm.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức dự kiến sẽ tái hiện nghi thức rước Tứ trấn linh thiêng về Hoàng thành Thăng Long làm đại lễ cầu quốc thái dân an, đất nước hưng thịnh và phát triển. Cũng trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa khác như: trình diễn trang phục áo dài truyền thống, trình diễn trang phục và tìm kiếm thiên tài nhí, tôn vinh nữ doanh nhân tài sắc, tôn vinh các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Festival Văn hóa truyền thống Việt sẽ diễn ra trong 5 ngày ảnh 2

Festival Văn hóa truyền thống Việt và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Dân Trí

Được biết, ngoài việc triển lãm giới thiệu sản phẩm Việt thì trong chương trình lễ hội còn có sự tham gia đặc biệt giao lưu văn hóa và kinh tế của 30 đại sứ các nước. Ngay trong đêm đầu tiên của chương trình sẽ tổ chức Festival Khai mạc văn hóa 3 miền với những tiết mục độc đáo của đạo diễn Vạn Nguyễn và Nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên nói lên toàn bộ giá trị truyền thống dân tộc. Được diễn ra xuyên suốt 5 ngày với quy mô lớn, ngoài những thiết kế quang cảnh lung linh nhưng mang lại nét Việt thì Ban tổ chức sẽ lồng ghép trình diễn trang phục truyền thống nhà thiết kế Áo Dài Sen; Trình diễn trang phục và tìm kiếm thiên tài nhí; tôn vinh nữ doanh nhân tài sắc ... Ngoài ra, lễ hội còn có những hội thảo và tọa đàm văn hóa phong thủy, nghi lễ thờ cúng, nghi lễ đạo Mẫu, nghi lễ trầu văn, hầu đồng và tái hiện cảnh làng cổ, chợ xưa, cây tre, giếng nước, mái đình, làng nghề, hoàng cung, con đường nón và các loại hình văn hóa dân gian… Chương trình cũng là dịp để tri ân, báo công tưởng nhớ công đức tới các bậc tiền nhân đất Việt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.