Gặp gỡ hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi

Một câu chuyện kì lạ về vua Hàm Nghi vừa làm ngỡ ngàng người Sài Gòn, khi một nữ trí thức trẻ người Pháp trở về nhận là hậu duệ đời thứ 5 của ông.
Gặp gỡ hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi

Trong chuyến trở về Việt Nam gần đây, nữ trí thức trẻ người Pháp - Amandine Dabat từng nhận là hậu duệ 5 đời của vua Hàm Nghi đã có buổi trò chuyện trước hàng trăm về cuộc đời nghệ sĩ chính bậc tiền nhân của mình.

Dường như ngoài mối quan tâm về chủ đề nói chuyện hôm đó, nhiều người hiếu kỳ hơn với cô cháu gái năm đời của vị vua có số phận đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3 -.2015.

“Giọt máu” đáng quý của vua Hàm Nghi

Gặp gỡ hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi - anh 1

Amandine Dabat - cháu gái đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi

Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012.

Điều gây ngạc nhiên cho mọi người là cô lại mang trong mình dòng máu của vị hoàng đế yêu nước Hàm Nghi, mà theo cách gọi của người Pháp thời thuộc địa là “Ông hoàng An Nam”.

Xem thêm:

1. Điểm danh những lần lọt Top thế giới của Việt Nam năm 2015 (P1)

2. Việt Nam lọt Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Khi bị đày ở Alger, Algeria, vua Hàm Nghi đã kết hôn với bà Marcelle Laloe và lần lượt sinh hạ ba người con: công chúa Như Mai, Như Lý và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Lý từng tốt nghiệp tiến sĩ y khoa và lập gia đình với công tước Frangois Barthomivat de la Besse, mà cô Amandine Dabat là cháu đời thứ 4; cũng có nghĩa Amandine là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Hiện Amandine Dabat đang làm luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật về cuộc đời chính bậc tiền nhân của mình. Đây không phải là chuyến trở về Việt Nam đầu tiên của Amandine, nhưng là lần đầu tiên cô có buổi trò chuyện trước hàng trăm người tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM về cuộc đời kì lạ của một người thân thích của mình là hoàng đế - nghệ sĩ Hàm Nghi.
Điều đó gây xúc động trong từng lời nói của nữ trí thức trẻ này và xúc động cả người nghe đông đảo trong khán phòng. Hình ảnh vị vua yêu nước trẻ tuổi có số phận đặc biệt từ hơn một trăm năm trước như sống lại trong mỗi ánh mắt, cử chỉ thông minh của người chắt ngoại xa lạ mà dễ gần của ông.
Mọi người bắt gặp phía trong hình hài rất Pháp của cô gái trẻ là một tâm hồn rất Việt, với tinh thần tự tôn về tổ tiên và tình yêu cháy bỏng đối với di sản yêu nước và nghệ thuật mà cụ tổ là hoàng đế Hàm Nghi để lại.

Amandine Dabat nói rằng, cô càng nghiên cứu kho sử liệu gia đình thì càng tự hào vì trong mình có dòng máu của vị vua người Việt Nam yêu nước, một nghệ sĩ có cuộc đời thật kì lạ.

Vua Hàm Nghi - một cuộc đời nghệ sĩ

Ngoài hình ảnh một vị vua lưu vong, vua Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ, một họa sĩ, một tâm hồn Việt chốn lưu đày.
Gặp gỡ hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi - anh 2

Vua Hàm Nghi (1871-1944) biểu tượng của phong trào Cần Vương

Lên ngôi năm 13 tuổi, tại vị trong vòng một năm (07/1884-07/1885), nhà vua trẻ Hàm Nghi (tên húy Nguyễn Phúc Ưng Lịch) (1871-1944) trở thành biểu tượng chống Pháp của phong trào Cần Vương trong suốt bốn năm.
Sau ba năm phất cờ khởi nghĩa Cần Vương, ông bị kẻ phản bội chỉ điểm và bị thực dân Pháp bắt xuống tàu đày sang an trí tận thủ đô Alger của Algeria năm 1888.
Đối với thế giới nghệ thuật, cựu hoàng Hàm Nghi với nghệ danh Tử Xuân ký dưới các bức tranh, là một hoạ sĩ đích thực với niềm đam mê hội hoạ lớn lao và có thành tựu, chứ ông không chỉ đơn giản dùng tranh để khuây khoả những năm tháng bị đày ải biệt xứ.
Tranh của ông chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng của nước Pháp và châu Âu. Người gần gũi dạy vẽ trực tiếp cho ông 15 năm là danh họa Pháp Marius Reynaud sống ở Algeria. Ngoài ra, Hàm Nghi cũng từng “thọ giáo” nhà điêu khắc vĩ đại nhất nước Pháp August Rodin.
Tranh tượng của Hàm Nghi dùng bút pháp phương Tây nhưng hoà quyện tinh thần văn hoá phương Đông, nơi sinh thành ra ông với những hình ảnh thân thuộc như cánh đồng, cây cối, hoa trái, cánh cò cánh vạc vào buổi hoàng hôn.
Gặp gỡ hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi - anh 3

Bức tranh "Chiều tà" của Vua Hàm Nghi

Đến nay tranh của ông còn lại khoảng dưới 100 tác phẩm, về bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của Hàm Nghi được phát hiện và bán đấu giá 8.800 euro ở Paris ngày 24-11-2010.
Chúng ta đã biết Hàm Nghi là vị hoàng đế yêu nước và đã thể hiện được bản lĩnh tâm hồn, nhân cách Việt khi bị lưu đày ở xứ lạ quê người. Qua “giọt máu” đáng quý của ông là Amandine Dabat, nhất định rồi đây chúng ta sẽ biết rõ thêm một Hàm Nghi nghệ sĩ vẽ tranh, nặn tượng, nhiếp ảnh.

Khi luận án Tiến sĩ của Amandine Dabat được trình xong, cùng với Lê Văn Miến, vua Hàm Nghi sẽ được khẳng định là một trong người tiên phong của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.

Thu Thủy (T/h)

Xem thêm:

1. Hà Nội lọt top 10 điểm đến yêu thích năm 2015

2. Tháp Tài chính Bitexco (Hồ Chí Minh) lọt top 50 công trình sáng tạo nhất thế giới

3. Câu chuyện về bé gái gốc Việt 11 tuổi vào thẳng Đại học Mỹ

4. Báo Úc: Phở Việt lọt top 10 món ăn sáng tuyệt hảo nhất thế giới

Hà Nội lọt top 10 điểm đến yêu thích năm 2015
Hà Nội lọt top 10 điểm đến yêu thích năm 2015
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.