GDP năm 2017 tăng bất ngờ thêm gần 1,3 triệu tỉ đồng sau khi đánh giá lại

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP năm 2017 sau khi đánh giá lại đạt gần 6,3 triệu tỉ đồng, trong khi số đã công bố trước đây chỉ hơn 5 triệu tỉ đồng.
Nền kinh tế tăng 1,3 triệu tỉ đồng sau tính lại GDP
Nền kinh tế tăng 1,3 triệu tỉ đồng sau tính lại GDP

Ngày 13-12, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2010 - 2017. Theo kết quả này, năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt gần 6,3 triệu tỉ đồng, trong khi số đã công bố trước đây chỉ hơn 5 triệu tỉ đồng. 

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,4%/năm giai đoạn 2010-2017, tương ứng tăng 935 ngàn tỉ đồng/năm. Trong đó, năm 2011 có tỉ lệ tăng cao nhất với 27,3% và năm 2015 có tỷ lệ tăng thấp nhất là 23,8%.

Ông Nguyễn Bích Lâm cho hay về khu vực kinh tế, giá trị tăng thêm theo giá hiện hành của cả 3 khu vực đều tăng sau khi đánh giá lại, trong đó quy mô khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tăng khá lớn. 

Cụ thể, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 25 ngàn tỉ đồng đến 46 ngàn tỉ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 5,4%-6,2% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực này đạt 814 ngàn tỉ đồng (số đã công bố là 768 ngàn tỉ đồng).

Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng, giá trị tăng thêm sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 211 ngàn tỉ đồng đến 555 ngàn tỉ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 27,6%-36,6% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt hơn 2,2 triệu tỉ đồng (số đã công bố là hơn 1,6 triệu tỉ đồng).

Trong khi đó, giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ sau khi đánh giá lại giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 316 ngàn tỉ đồng đến 615 ngàn tỉ đồng mỗi năm. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực dịch vụ đạt hơn 2,6 triệu tỉ đồng (số đã công bố là hơn 2 triệu tỉ đồng).

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy bình quân mỗi năm giai đoạn 2010-2017, so với số đã công bố, cơ cấu giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 17,4% xuống còn 14,7%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 33,0% lên 34,8% (tăng 1,8 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ tăng từ 39,2% lên 41,2%.

Về nguyên nhân làm tăng quy mô GDP sau khi đánh giá lại, Tổng cục Thống kê đã chỉ ra 5 nhóm nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên đến từ việc bổ sung thông tin từ tổng điều tra làm quy mô GDP bình quân mỗi năm tăng 589 ngàn tỉ đồng, chiếm 63% mức tăng bình quân đánh giá lại GDP của cả nước. 

"Tổng điều tra kinh tế năm 2017 đã bổ sung 76 ngàn doanh nghiệp, gần 306 ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể so với số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đã sử dụng để tính GDP năm 2016"- lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho hay.

Tiếp theo là việc bổ sung thông tin từ hồ sơ hành chính làm quy mô GDP bình quân mỗi năm tăng 305 ngàn tỉ đồng, chiếm 32,6% mức tăng bình quân đánh giá lại GDP. 

Đối với nhóm nguyên nhân thứ 3, Tổng cục Thống kê cho biết việc cập nhật lý luận mới hệ thống tài khoản quốc gia 2008 làm quy mô GDP bình quân mỗi năm tăng 98 ngàn tỉ đồng, chiếm 10,5% mức tăng bình quân đánh giá lại GDP. 

Bên cạnh đó, việc rà soát, cập nhật lại phân ngành kinh tế làm quy mô GDP bình quân mỗi năm tăng khoảng 75 ngàn tỉ đồng, chiếm khoảng 8% mức tăng bình quân đánh giá lại GDP. Do phương pháp tính giá trị sản xuất, áp dụng hệ số chi phí trung gian và chỉ số giá thay đổi theo ngành kinh tế khi biên soạn chỉ tiêu GDP nên khi rà soát, cập nhật phân ngành kinh tế từ ngành có tỉ lệ giá trị gia tăng thấp sang ngành có tỉ lệ giá trị gia tăng cao, từ ngành có chỉ số giá thấp sang ngành có chỉ số giá cao dẫn đến thay đổi quy mô giá trị tăng thêm của ngành, của khu vực và toàn bộ nền kinh tế.

Nhóm nguyên nhân cuối cùng đến từ việc cập nhật cơ cấu kinh tế làm thay đổi hệ số chi phí trung gian và chỉ số giá của cả nước làm quy mô GDP bình quân mỗi năm giảm khoảng 131 ngàn tỉ đồng.

Theo Người Lao động
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: