Theo Stephen Innes, người đứng đầu bộ phận giao dịch của APAC tại OANDA (Singapore), nhận định, xu hướng săn hàng hóa giá hời và nhu cầu tìm đến các tài sản an toàn tăng cao sau khi chứng kiến đà bán tháo trên thị trường chứng khoán đã góp phần hỗ trợ giá vàng.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới được công bố ngày 9/10, với tốc độ tăng trưởng thương mại có xu hướng chậm lại do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo triển vọng đối với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu xuống mức 3,7% trong năm nay và 2019. Trong giai đoạn 2022 – 2023, con số này sẽ giảm xuống còn 3,6%. Trong khi đó, tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ là 4,2% trong năm nay, thấp hơn gần 1% so với dự báo hồi tháng Tư vừa qua.
Theo ông Mark To, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Wing Fung Financial Group (Hong Kong) cho biết, nhu cầu tìm đến với các tài sản an toàn sẽ diễn ra trong ngắn hạn, hỗ trợ giá vàng duy trì ở mức hiện tại do những rủi ro từ nguy cơ nổ ra các cuộc chiến tranh thương mại, bất ổn chính trị tại Italy và dòng tiền rút khỏi các thị trường cổ phiếu.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC vào cuối phiên giao dịch ngày 10/10 được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng mua vào và bán ra là 36,38 triệu đồng/lượng và 36,48 triệu đồng/lượng.
Công ty VBĐQ Sài Gòn cũng chốt phiên giao dịch ở mức 36,36 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
Cùng thời điểm đó, Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu cũng kết thúc phiên giao dịch tại mức 36,39 triệu đồng/lượng(mua vào) và 36,46 triệu đồng/lượng (bán ra).
Hiện giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức thấp, hấp dẫn nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư và người dân. Vì vậy, đây là thời điểm thuận lợi để nhà đầu tư và người dân mua vàng tích trữ đợi giá lên bán chốt lời.