Theo giới quan sát, nhà đầu tư đang tập trung chú ý tới diễn biến của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Các nhà lãnh đạo G7 đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết trong lịch sử 42 năm tồn tại của tổ chức này, giữa bối cảnh chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng để tâm đến việc vào tuần này, Tổng thống Trump gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore, và Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) bắt đầu cuộc họp hai ngày về lãi suất. Cả hai sự kiện này đều diễn ra trong cùng ngày 12/6.
Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Tuần qua đồng Euro tăng lên mức cao nhất trong hai tuần qua so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác, do giới đầu tư đánh cược nhiều hơn vào khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể thông báo kế hoạch cắt giảm chương trình kích thích trước cuối năm nay vào tuần tới.
Thông tin trong tuần tới nhà đầu tư hướng tới cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên đều dự kiến sẽ diễn ra vào tuần này.
Thị trường vàng trong nước có chiều hướng tăng nhẹ vào cuối phiên, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/6, Tập đoàn DOJI đã chốt phiên tại ngưỡng mua vào là 36,69 triệu đồng/lượng và bán ra tại ngưỡng 36,77 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn chốt phiên giao dịch ở mức 36,66 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,82 triệu đồng/lượng (bán ra).
Nhìn lại tuần trước, giá vàng trong nước chưa tạo ra những đợt sóng mạnh mẽ. Diễn biến tăng giảm trong biên độ hẹp phản ánh tình hình chậm chung của thị trường cả về biến động giá và cung cầu đầu tư. Trong tuần giá vàng ghi nhận mức cao nhất tại: 3664-3672 và ngưỡng thấp nhất tại: 3659-3666.Tính trung bình trong tuần qua, mỗi lượng vàng điều chỉnh tăng giảm khoảng 60 nghìn đồng.