“Vàng có thể lấy lại đà tăng từ mốc giá hiện tại trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nguy cơ điều chỉnh và đồng tiền ảo bắt đầu chạy theo xu hướng giảm. Chúng ta có thể thấy một vài nhà đầu tư chạy sang vàng- đó chính là yếu tố tích cực để thị trường đi lên”- Hareesh V., giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Geojit Financial Services chia sẻ.
“Năm 2018 dù ít hay nhiều cũng sẽ khả quan đối với thị trường vàng và bạc”- ông nói thêm.
Ngược lại, chuyên gia phân tích INTL FCStone Edward Meir lại cho rằng “Vàng đã chạm mốc cao tại đây. Đồng USD đang trong tình trạng quá bán và có khả năng hình thành một bước hồi phục khiêm tốn. Do đó, vị thế nắm giữ vàng có khả năng sẽ bị điều chỉnh”.
“Chúng tôi vẫn duy trì một cái nhìn thận trọng về vàng trong ngắn hạn”- Meir nói thêm.
Còn theo chuyên gia Wang Tao tại Reuters thì vàng giao ngay đang di chuyển trung tính trong khoảng $1,329- $1,341/ounce. Phá vỡ một trong hai ngưỡng này sẽ là cơ sở để xác định hướng đi tiếp theo cho thị trường.
Thị trường trong nước tỏ ra ít biến động, khi Tập đoàn DOJI chốt phiên ngày hôm qua ở ngưỡng 3674 (mua vào) và 3684 (bán ra). Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn cho niêm yết giá vàng cuối phiên tại mức 3671 (mua vào) và 3688 (bán ra).
Có thể thấy, giá vàng trong nước điều chỉnh giá trong biên độ hẹp do đó thị trường vẫn thiếu các nhà đầu tư lớn, phát sinh giao dịch vẫn mang tính nhỏ lẻ, tuy nhiên có phần khởi sắc hơn so với trước.
Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư vẫn nên nắm giữ vàng trong một phần tài sản của mình, bởi lẽ các yếu tố hỗ trợ và không hỗ trợ thị trường đan xen nhau, nó có thể làm vàng tăng và giảm bất kỳ khi nào. Đặc biệt, đồng USD tăng – giảm dễ nhạy cảm tác động đối với giá vàng.