Giá xăng liên tục giảm, cước vận tải vẫn chờ cân đối

Giá xăng dầu đã có 5 lần giảm giá liên tiếp với tổng mức giảm khoảng 4.000 đồng/lít. So với thời điểm đầu năm nay, giá xăng hiện đã thấp hơn khoảng 1.500 đồng/lít.
Mua bán xăng, dầu tại một cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội sau khi giảm giá. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Mua bán xăng, dầu tại một cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội sau khi giảm giá. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Dù vậy, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn ở mức cao và đặc biệt là cước vận tải vẫn đang tiếp tục chờ cân đối, tính toán.

Trong 2 tháng qua, giá xăng đã có 5 lần giảm giá liên tiếp. Cụ thể, vào ngày 22/10, giá xăng E5 giảm nhẹ 224 đồng/lít; xăng RON95 giảm 144 đồng/lít. Ngày 6/11, giá xăng E5 giảm mạnh 1.082 đồng/lít, xăng RON95 giảm 1.138 đồng/lít; ngày 21/11, giá xăng E5 tiếp tục giảm mạnh 973 đồng/lít; xăng RON95 giảm 1.093 đồng/lít. Ngày 6/12, giá xăng E5 giảm 1.446 đồng/lít, xăng A95 giảm 1.513 đồng/lít. Mới đây nhất, ngày 21/12, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 5 với khoảng 300 đông/lít. Hiện giá xăng đã về dưới mức 17.000 đồng/lít.

Theo chia sẻ của nhiều lái xe, giá xăng ở mức thấp như hiện nay đã giúp cho cánh lái xe dễ thở hơn, thu nhập cao hơn. Anh Nguyễn Mạnh Quân, lái xe taxi Phù Đổng, kết hợp Grabtaxi cho hay, trước đây vài tháng, giá xăng ở mức cao, nhưng giá cước vẫn được giữ nguyên nên anh em lái xe cũng khá vất vả. Nay giá xăng giảm mạnh tới 4.000 đồng/lít sau hơn 2 tháng. Đây là tin vui với các lái xe.

Giá xăng giảm, lái xe được lợi, thế nhưng, về phía người tiêu dùng, xăng giảm, cước vận tải vẫn giữ nguyên lại là thiếu công bằng. Chị Nguyễn Thu Trang ở phố Bạch Mai (Hà Nội) cho hay, chị thường xuyên phải sử dụng dịch vụ taxi khi di chuyển hoặc xe khách để về quê dịp cuối tuần, nhưng với 5 lần giảm giá xăng mà mức cước vận tải không giảm thì sẽ là không công bằng với người dùng dịch vụ. Hiện mức cước phổ biến vẫn ở khoảng 11.500 đồng/km. Trong bối cảnh cạnh tranh với công nghệ Grab, nếu các hãng vận tải không thể cân đối, giảm giá để tăng sức cạnh tranh thì sẽ rất khó để tồn tại.

Qua tìm hiểu, lý do giá cước vận tải chưa thể giảm ngay vẫn được các hãng taxi, vận tải đưa ra là do đã giữ giá từ đầu năm – khi giá xăng tăng mạnh lên hơn 21.000 đồng/lít.

Theo ông Bùi Danh Liên, đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, hầu hết các hãng taxi truyền thống tại Thủ đô đều gắng sức giữ giá cước từ năm 2017 – đầu năm 2018 đến nay. Trong thời gian qua, giá xăng có thời điểm lên hơn 21.000 đồng, giá cước taxi vẫn giữ, nay giá xăng giảm xuống dưới 17.000 đồng, các hãng tạm thời “dễ thở” hơn.

Theo ông Liên, các đơn vị vận tải nếu muốn giảm cước, cũng không thể thực hiện trong một sớm một chiều, có rất nhiều bước phải thực hiện nếu muốn điều chỉnh giá. Chẳng hạn như phải dừng khai thác xe để điều chỉnh đồng hồ tính cước với chi phí điều chỉnh đồng hồ 110.000 đồng/xe, in lại biển thông báo giá cước hết 30.000 đồng/xe…Thiệt hại mỗi xe khi dừng khai thác lên đến vài trăm nghìn đồng/ngày. Với các đơn vị có hàng nghìn xe taxi khai thác thì con số thiệt hại sẽ là rất lớn.

Ông Bùi Danh Liên cho rằng, không chỉ taxi phải cạnh tranh gay gắt với vận tải công nghệ Grab mà các đơn vị chạy tuyến cố định cũng đang gặp không ít khó khăn do tình trạng xe dù, bến cóc, tranh dành khách...

Tuy nhiên, ông Liên cũng cho rằng, Hiệp hội cũng có khuyến cáo tới các đơn vị, cần phải cân đối, tính toán mức chi phí và xu hướng giá trong thời gian tới, để có bước điều chỉnh hợp lý, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Chúng tôi họp và khuyến nghị, có thể sẽ điều chỉnh hạ giá cước ở một số đơn vị đang ở mức cao, xe khách và taxi đều cố gắng để giảm giá”, ông Liên nói.

Cũng theo chia sẻ của ông Đinh Văn Sáu, Chủ tịch Công ty taxi Hương Lúa, giảm giá cước vận tải, không phải nói giảm là có thể giảm ngay. Từ đầu năm, giá xăng tăng 6 lần, có đợt điều chỉnh lên vượt mốc 21.000 đồng/lít nhưng nhiều hãng taxi vẫn gồng mình giữ ổn định cước taxi để giữ chân khách hàng và có thể cạnh tranh với Grab…Ngoài ra, muốn thay đổi giá cước, doanh nghiệp tốn khá nhiều thời gian và chi phí về thủ tục đăng ký điều chỉnh cước, thay đồng hồ cước, bảng biểu, kẹp chì… chứ không phải muốn tăng là tăng, giảm là giảm như Grab.

Đại diện nhiều doanh nghiệp vận tải cũng cho rằng, giá xăng dầu điều chỉnh mỗi 15 ngày/lần, rất nhanh và khó nắm bắt do phụ thuộc giá thế giới. Trong khi đó, để điều chỉnh cước vận tải, doanh nghiệp phải mất cả tháng trời, với nhiều thủ tục, quy định phức tạp.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải chưa thể giảm giá cước ngay, cũng có lý do. Có thể kể đến như việc các doanh nghiệp phải có sự tính toán phương án về giá cước, dự báo xăng dầu trong khoảng thời gian nhất định…để thực hiện điều chỉnh.

Ngoài ra, để điều chỉnh được giá cước, doanh nghiệp phải cần thời gian để chuẩn bị, kê khai giá với cơ quan chức năng. Cụ thể, như các thủ tục kê khai với Sở Tài chính, sau một thời gian kê khai theo quy định mới được điều chỉnh giá cước. Được chấp thuận, các đơn vị vận tải mới tiến hành cài đặt lại đồng hồ tính tiền, bảng biểu, kẹp chì… Còn các đơn vị vận tải hành khách phải in lại vé và phát hành lại. Với hàng nghìn xe taxi, việc thay đổi đồng hồ, bảng biểu không thể diễn ra trong thời gian ngắn.

Ông Quyền cũng cho hay, qua theo dõi tình hình biến động giá xăng dầu, hiệp hội thường khuyến cáo các đơn vị vận tải giải quyết hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, xã hội và người tiêu dùng, để phát triển và cạnh tranh tốt hơn.

Giá xăng dầu chiếm khoảng 35-40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Các doanh nghiệp vận tải cho rằng, với mức điều chỉnh giá xăng khoảng 10-15%, sẽ đủ cơ sở để thực hiện tăng/giảm giá cước. Tuy nhiên, hiện giá xăng giảm 4.000 đồng/lít, tương ứng gần 20%, nhưng giá cước vẫn “chờ tính toán” đang khiến người tiêu dùng bức xúc.

Không chỉ với giá xăng, mà nhiều mặt hàng tiêu dùng tại các chợ cũng đang trong tình trạng “cố thủ” với lý do sát Tết, cuối năm. Tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, như chợ Mơ, chợ Hôm, chợ 8/3..., giá cả nhiều mặt hàng không có sự thay đổi nhiều so với thời điểm 2 tháng trước, thậm chí tăng giá.

Tại chợ Mơ, giá thịt bò vẫn ở mức 220.000 – 230.000 đồng/kg, thịt gà lông có giá 100.000 – 110.000 đồng/kg, cá chép giá 70.000 -75.000 đồng/kg. Giá ốc nhồi hiện ở 70.000 – 73.000 đồng/kg... Mặt hàng rau xanh giá có mức tăng nhẹ, giá xu hào 3.000 đồng/củ (tăng 500 đồng), củ cải trắng 12.000 đồng/kg, rau muống 12.000 – 15.000 đồng/mớ (tăng nhẹ 1.000 – 2.000 đồn). Riêng chỉ có giá cà chua hàng loại 1 đã giảm từ mức 25.000 đồng xuống còn khoảng 15.000 - 18.000 – 20.000 đồng/kg, cà chua loại 2 giá vẫn dao động quanh 12.000  đồng/kg...

Theo các tiểu thương tại chợ Mơ, giá cả lên hay xuống chủ yếu phụ thuộc nhu cầu tiêu dùng và lượng cung cấp hàng hoá trong ngày.

Anh Nguyễn Văn Long, kinh doanh mặt hàng ốc, ngao, cá... tại chợ Mơ Hà Nội cho hay, giá xăng không tác động tới giá hàng hóa, vì lý do “gần cuối năm”, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tăng cao hơn bình thường. Riêng ốc, cá... về cuối năm, chắc chắn giá sẽ còn tăng, mà nguồn hàng cũng không có để lấy.

Theo Báo Tin tức
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.