Giấc mộng không gian

[Ngày Nay] - Trung Quốc đã có một bước đi lịch sử trong khám phá vũ trụ: Họ phóng một tàu thăm dò không người lái có hình dáng nhỏ gọn, màu bạc, bên trên gắn một đĩa vệ tinh lên phần tối bí ẩn của Mặt trăng để khám phá khu vực mà nhân loại chưa từng đặt chân lên.
Phòng thí nghiệm Thiên Cung-2 được phóng ngày 15/9/2016. (Nguồn: AFP).
Phòng thí nghiệm Thiên Cung-2 được phóng ngày 15/9/2016. (Nguồn: AFP).

Bước đi lịch sử

Được đặt tên theo chú thỏ thuộc về nữ thần Mặt trăng theo truyền thuyết của Trung Quốc - Hằng Nga, tàu thăm dò Thỏ Ngọc-2 đã tạo nên lịch sử ghi gửi về những hình ảnh và dữ liệu từ góc tối của Mặt trăng. Thỏ Ngọc-2 được chuyển tới Mặt trăng nhờ tàu vũ trụ Hằng Nga-4 vào ngày 3/1/2019, và đó là một thành tựu lớn trong chương trình khám phá vũ trụ đầy ấn tưởng của Trung Quốc.

Việc hạ cánh tàu thăm dò Thỏ Ngọc-2 trên bề mặt Mặt trăng cũng đánh dấu lần đầu tiên mà nhân loại cho hạ cánh một vật thể xuống bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái Đất kể từ năm 2013. Ca hạ cánh thành công “đã mở ra một chương mới trong công cuộc khám phá Mặt trăng của nhân loại” - Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc nói trong một tuyên bố. Phản ứng trước vụ phóng trên mạng xã hội Twitter, Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) Jim Brindenstine đã gọi đây là sự kiện “đầu tiên đối với nhân loại và là một thành tựu đầy ấn tượng!”.

Việc hạ cánh tàu thăm dò Thỏ Ngọc-2 trên bề mặt Mặt trăng cũng đánh dấu lần đầu tiên mà nhân loại cho hạ cánh một vật thể xuống bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái Đất kể từ năm 2013. Ca hạ cánh thành công “đã mở ra một chương mới trong công cuộc khám phá Mặt trăng của nhân loại” - Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc nói trong một tuyên bố. Phản ứng trước vụ phóng trên mạng xã hội Twitter, Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) Jim Brindenstine đã gọi đây là sự kiện “đầu tiên đối với nhân loại và là một thành tựu đầy ấn tượng!”.

Phải nói một thực tế rằng Trung Quốc nhập cuộc chạy đua khám phá vũ trụ khá muộn. Phải mãi đến năm 1970 họ mới phóng được vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất, trong khi cũng vào thời điểm đó thì nước Mỹ đã đưa phi hành gia lên Mặt trăng. Nhưng Trung Quốc đã bắt nhịp khá nhanh. Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã gửi tới 6 đội phi hành gia lên không gian và phóng 2 phòng thí nghiệm lên quỹ đạo Trái đất. Trong năm 2003, họ đã phóng thành công một tàu thăm dò - Thỏ Ngọc-1 - lên Mặt trăng, trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới đạt được thành tựu này.

Giấc mộng không gian ảnh 1

Các nhà khoa học ăn mừng sau pha hạ cánh thành công lên phần tối Mặt trăng của tàu Hằng Nga-4. (Nguồn: Xinhua).

Dù cho phản ứng trước pha hạ cánh thành công của tàu Trung Quốc - trong bối cảnh có nhiều quan ngại về nền kinh tế nước này và cuộc chiến thương mại với Mỹ - được xem là khá hạn chế so với các sứ mệnh khám phá Mặt trăng trước kia, nhưng thành công của tàu Hằng Nga-4 cùng sự ca ngợi mà cộng đồng quốc tế dành cho nó sẽ tạo động lực lớn cho chương trình vũ trụ của Trung Quốc.

Giấc mộng Trung Hoa: Vũ trụ

Nói chuyện với các phi hành gia trên tàu Thần Châu-10 thông qua kết nối video vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rằng “giấc mộng không gian là một phần trong giấc mộng biến Trung Quốc thành đất nước mạnh mẽ hơn”. “Người dân Trung Hoa sẽ đạt được những bước tiến lớn hơn trong việc khám phá xa hơn vào không gian” - Chủ tịch Tập nói thêm.

Giấc mộng không gian ảnh 2

Trung Quốc cũng đang xây dựng Con đường tơ lụa mới trong không gian.

Vào năm 2020, trong giai đoạn thực hiện sứ mệnh Mặt trăng tiếp theo, tàu Hằng Nga-5 dự kiến sẽ hạ cánh trên bề mặt hành tinh này để thu thập mẫu vật sau đó trở về Trái đất. Cũng có nhiều kế hoạch khác đang được chuẩn bị để thực hiện một nhiệm vụ đưa người lên Mặt trăng trong năm 2030. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ hai, sau Mỹ, từng đưa công dân của họ lên Mặt trăng. Chính quyền Bắc Kinh cũng đang chi mạnh tay cho chương trình Thiên Cung - giai đoạn chuẩn bị cho việc đặt một trạm không gian vĩnh cửu dự kiến sẽ bắt đầu vào năm nay hoặc năm tới. Hiện nay, phòng thí nghiệm không gian Thiên cung-2 đã ở trên quỹ đạo Trái đất được hơn 2 năm, và dự kiến sẽ trở về Trái đất theo phương pháp tự hủy có điều khiển vào tháng 7/2019. “Mục tiêu mà chúng tôi đặt ra là, vào khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành một trong số những siêu cường vũ trụ của thế giới” - ông Wu Yanhua, Phó Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, từng nói trong năm 2016.

Nhưng bất chấp những bước tiến dài trong khám phá vũ trụ, Trung Quốc vẫn còn quãng đường chông gai phía trước để vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua khám phá vũ trụ. Trong lúc tàu Hằng Nga-4 đang chuẩn bị hạ cánh xuống bề mặt Mặt trăng, NASA đã gửi về những bức ảnh của Ultima Thule, vật thể đầu tiên bay qua Vành đai Kuiper - một dải gồm các vật thể của hệ Mặt Trời nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời, quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể đạt được một thành tựu giúp họ vượt mặt Mỹ, đó là kế hoạch đưa phi hành gia lên bề mặt Sao Hỏa trong tương lai.

Khám phá Hành tinh Đỏ

Tính từ năm 1972 đến nay, công cuộc khám phá đó phần lớn được thực hiện bởi robot. Phải đến khi phi hành gia Eugene Cernan leo lên tàu Apollo 17 lên Mặt trăng và quay trở về Trái đất, nhân loại mới đặt bước chân đầu tiên lên một mảnh đất ở trong không gian. Có một lý do đơn giản để giải thích điều này: Robot có giá rẻ hơn và hoạt động được lâu hơn trong cá nhiệm vụ không gian, và có thể thực hiện các cuộc thăm dò, thí nghiệm không khác gì phi hành gia. Quan trọng nhất là robot không bị chết - không ai muốn trở thành quốc gia có người chết đầu tiên ở trên Mặt trăng cả.

Điều này không có nghĩa là các nhiệm vụ khám phá Mặt trăng có con người là vô dụng - chúng cung cấp thông tin quan trọng về việc làm thế nào con người có thể sống sót trên vũ trụ, cũng như phát hiện các mối nguy hiểm và thách thức mà con người gặp phải khi ở trong không gian; từ đó đưa ra các bước tiến khoa học trong việc bảo vệ con người khi họ ở ngoài vũ trụ. Các bước tiến đó đóng vai trò chủ chốt trong việc đưa con người lên Sao Hỏa - một hành tinh cách xa hơn nhiều so với Mặt trăng và cũng là nhiệm vụ khó hơn nhiều. Trung Quốc sẽ thực hiện nhiệm vụ đầu tiên trên Sao Hỏa bằng một tàu không người, dự kiến phóng vào cuối năm 2020, tiếp đến là một nhiệm vụ thu thập mẫu vật trên bề mặt hành tinh Đỏ.

Nếu như Trung Quốc là người đến sau trong cuộc đua khám phá vũ trụ, họ cũng là người khởi động một cuộc đua mới nhờ vào những tham vọng khám phá Sao Hỏa và Mặt trăng. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói về mong muốn gửi phi hành gia lên hành tinh Đỏ thúc giục NASA tập trung hơn vào “nhiệm vụ trọng tâm là khám phá vũ trụ”.

Khởi động cuộc đua mới

Nếu như Trung Quốc là người đến sau trong cuộc đua khám phá vũ trụ, thì họ cũng là người khởi động một cuộc đua mới nhờ vào những tham vọng khám phá Sao Hỏa và Mặt trăng. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói về mong muốn gửi phi hành gia lên hành tinh Đỏ thúc giục NASA tập trung hơn vào “nhiệm vụ trọng tâm là khám phá vũ trụ”. Sau khi kênh CNN dẫn lời Joan Johnson-Freese, một chuyên gia thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, nói mỉa mai rằng: “Đoạn truyền tín hiệu âm thanh từ Mặt trăng sắp tới đây sẽ là bằng tiếng Trung”, Giám đốc NASA Brindestine đã đáp lại: “Các phi hành gia của chúng ta nói tiếng Anh”.  Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng kêu gọi cơ quan vũ trụ nước này đưa phi hành gia lên Sao Hỏa, trong khi Ấn Độ cũng đang đầu tư mạnh tay vào chương trình không gian của họ, dự kiến sẽ phóng tàu thăm dò lên Mặt trăng trong năm nay.

Trung Quốc cũng kích thích các quốc gia đối thủ bằng nhiều cách khác. Vào năm 2016, họ hoàn tất việc xây dựng kính viễn vọng lớn nhất thế giới, có cả khả năng phát hiện tín hiệu radio - thậm chí là tín hiệu sự sống - từ các hành tinh cách xa chúng ta. Trên quỹ đạo Trái đất, Trung Quốc cũng đang dần tiến tới vị trí dẫn dắt. Dù trạm không gian của họ phải vài năm tới mới được phóng lên, nhưng Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đang đối mặt với vấn đề về vốn và có thể phải ngừng nhiệm vụ vào năm 2025.

“Mỏ vàng” trên Mặt trăng

Giấc mộng không gian ảnh 3

Tàu thăm dò Thỏ Ngọc-2 vận hành lần đầu sau khi lên góc tối của Mặt trăng. (Nguồn: AP).

Thêm vào đó, chương trình vũ trụ của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc đánh dấu vị thế siêu cường của họ trong khám phá không gian, mà còn hơn thế. Mặt trăng được cho là sở hữu các nguồn khoáng sản dồi dào, trong đó có kim loại đất hiếm (REM) vốn được sử dụng để chế tạo smartphone và nhiều thiết bị điện tử khác. Trung Quốc hiện đang là nước cung cấp REM lớn nhất thế giới, và việc tiếp cận nguồn REM trên Mặt trăng sẽ giúp họ mang về lợi ích tài chính khổng lồ. Ngoài REM, Mặt trăng cũng sở hữu lượng lớn Helium-3, một nguyên tố hiếm có thể sử dụng để tổng hợp hạt nhân. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), “nguyên tố đồng vị phóng xạ này có thể cung cấp năng lượng hạt nhân an toàn hơn trong lò phản ứng, do nó không phát xạ và không sản sinh ra các sản phẩm rác thải phóng xạ nguy hiểm”. Ouyang Ziyang - nhà khoa học vũ trụ tài năng của Trung Quốc đang tham gia chương trình Mặt trăng của nước này, từ lâu đã cho rằng Helium-3 là một lý do để thực hiện các hành trình khám phá Mặt trăng. “Mỗi năm, chỉ cần 3 nhiệm vụ vũ trụ có thể mang về đủ nhiên liệu cho tất cả con người trên Trái đất sử dụng” - ông Ouyang từng nói trong năm 2006.

Theo ông Namrata Goswami - thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, Trung Quốc muốn “thiết lập các thể chế thứ cấp, các cơ chế đầu tư, và phát triển các khả năng không chỉ thách thức sự thống trị của nước Mỹ trong vũ trụ mà còn thiết lập trật tự mới trong không gian mà Trung Quốc dẫn đầu”.

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.