“Giải Golf Di sản” lần thứ nhất: Khi Golf trở thành nhịp cầu bảo tồn di sản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ ngày 30/11 – 1/12/2024, tại sân Golf Hoàng Gia thuộc tỉnh Ninh Bình, sẽ chính thức diễn ra “Giải Golf Di sản” lần thứ nhất. Đây là sự kiện kết hợp giữa thể thao và di sản, nhằm quảng bá di sản địa phương và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn giá trị văn hóa, thu hút 144 Golfer (Golf thủ) từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… tham gia.
“Giải Golf Di sản” lần thứ nhất sẽ được tổ chức vào ngày 30/11 - 1/12/2024 tại Ninh Bình.
“Giải Golf Di sản” lần thứ nhất sẽ được tổ chức vào ngày 30/11 - 1/12/2024 tại Ninh Bình.

Được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tại văn bản số 928/UBND-VP6 ngày 09/10/2024 về việc tổ chức các hoạt động tại "Giải Golf Di sản" lần thứ Nhất - Ninh Bình năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần Truyền thông Đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức "Giải Golf Di sản" lần thứ Nhất - Ninh Bình năm 2024.

Giải đấu không chỉ là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng "Ngày Di sản văn hóa Việt Nam" 23/11 mà còn nằm trong chuỗi sự kiện của Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề "Dòng chảy di sản," diễn ra từ ngày 24 - 30/11/2024. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời quảng bá di sản phục vụ phát triển du lịch, kinh tế và xã hội địa phương. Giải đấu tạo sân chơi lành mạnh, thúc đẩy tinh thần cộng đồng trong các Golfer và người yêu thích bộ môn này, đồng thời đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 9/11, ông Nguyễn Xuân Khánh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Truyền thông đối ngoại Việt Nam cho biết, giải đấu lần này là cơ hội để nâng cao nhận thức về di sản thông qua hoạt động thể thao, tạo cơ hội phát triển du lịch và kinh tế cho địa phương. Đồng thời ban tổ chức mong muốn khẳng định hình ảnh của Ninh Bình như một điểm đến văn hóa, với những danh thắng nổi tiếng và lịch sử phong phú.

“Giải Golf Di sản” lần thứ nhất: Khi Golf trở thành nhịp cầu bảo tồn di sản ảnh 1
Ông Nguyễn Xuân Khánh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Truyền thông đối ngoại Việt Nam thông tin về giải đấu.

Với danh thắng Tràng An - một trong những di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, và Cố đô Hoa Lư - nơi mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc, Ninh Bình đã trở thành địa phương đầu tiên tổ chức “Giải Golf Di sản”. Cùng hệ thống núi đá vôi hùng vĩ, các hang động ngập nước kỳ thú, và dòng sông uốn lượn quanh những cánh đồng lúa bạt ngàn, Tràng An tạo nên một cảnh quan tự nhiên độc đáo và nguyên sơ. Nơi đây còn lưu giữ dấu ấn lịch sử lâu đời với các di tích khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm, cùng những ngôi chùa và đền đài linh thiêng như chùa Bái Đính, đền Trần... "Giải Golf Di sản" lần thứ nhất là một phần trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của tỉnh, kết nối di sản với các hoạt động thể thao để thu hút du khách quốc tế và tạo động lực cho nền kinh tế địa phương.

Cũng trong buổi họp báo, ông Phạm Thành Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam, đã nêu lên thực trạng đáng lo ngại của du lịch Golf Việt Nam khi số lượng Golfer quốc tế, đặc biệt là từ Nhật Bản và Hàn Quốc, giảm sút nghiêm trọng. Trong khi các quốc gia lân cận như Thái Lan ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể nhờ có những chính sách ưu đãi hấp dẫn. Ông Trí hy vọng rằng “Giải Golf Di sản” tại Ninh Bình sẽ là một bước đệm quan trọng để thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam và góp phần quảng bá hình ảnh của vùng đất cố đô Hoa Lư.

“Giải Golf Di sản” lần thứ nhất: Khi Golf trở thành nhịp cầu bảo tồn di sản ảnh 2
Ông Phạm Thành Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam.

Golf là một môn thể thao quốc tế, có sức hút rộng rãi với các doanh nhân, nhà đầu tư, và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Việc chọn Golf làm phương tiện quảng bá di sản không chỉ giúp giới thiệu các giá trị di sản của Việt Nam tới bạn bè quốc tế mà còn có thể thu hút đầu tư một cách bền vững và mạnh mẽ hơn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, “Giải Golf Di sản” lần này không chỉ đơn thuần là một sự kiện thể thao, mà còn là một hoạt động ý nghĩa để kết nối thể thao với bảo tồn di sản. Thông qua giải đấu, ban tổ chức hy vọng sẽ thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có di sản. Đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống và cộng đồng đang sinh sống quanh các khu di sản.

“Giải Golf Di sản” lần thứ nhất: Khi Golf trở thành nhịp cầu bảo tồn di sản ảnh 3

Sự kiện quy tụ gần 20 cơ quan báo chí, truyền thông.

Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
(Ngày Nay) - Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, vừa ví như “luồng sinh khí” mới giúp những hộ hành nghề có thêm động lực, quyết tâm gắn bó, xây dựng làng nghề vững mạnh hơn.
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
(Ngày Nay) - Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào tháng 9/2024, một lượng lớn rác thải trôi dạt và tích tụ dọc sông Hồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ven sông. Các thành viên Hội Yêu Rác đã đồng loạt ra quân, tổ chức chiến dịch dọn rác sông Hồng với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên.
Khách hàng đến đăng ký cập nhật thông tin thuê bao tại quầy giao dịch của Vinaphone. Ảnh tư liệu, minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Định danh cuộc gọi để chống lừa đảo trên mạng
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và công nghệ thông tin đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, quản lý nhà nước, đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh các giá trị tích cực, cũng tồn tại nhiều nguy cơ khi các đối tượng xấu sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi lừa đảo.