Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022: Khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu cơ bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 18/5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022. Giải thưởng Tạ Quang Bửu – Giải thường thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ dành riêng cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này đã được khẳng định trên thực tế.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022: Khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu cơ bản

Dù được giới chuyên môn đánh giá rất cao, song các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản vẫn ít được xã hội biết tới. Những thiết bị hiện đại mà con người sử dụng hằng ngày như tivi, máy tính, điện thoại di động… có được là nhờ những phát minh quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản. Đó là kết quả một khối lượng công việc khổng lồ của các nhà khoa học, các kỹ sư trong phòng thí nghiệm. Công việc âm thầm này ít được xã hội biết đến nên thường chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng.

Vì vậy, Giải thưởng nhằm đánh giá, ghi nhận đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Giải thưởng được trao cho tác giả của các công trình khoa học xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam và công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Bên lề Lễ trao Giải thưởng, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với các nhà khoa học về công trình nghiên cứu đoạt giải năm 2022.

Công trình nghiên cứu "Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals" (Các hàm độ sâu lũy thừa hình thức của idean thuần nhất), xuất bản trên Tạp chí Inventiones Mathematicae năm 2019, thuộc ngành Toán học của các tác giả Nguyễn Đăng Hợp và Ngô Việt Trung, Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã góp phần giải quyết được một số giả thuyết khó trong chuyên ngành đại số giao hoán của toán học. Tạp chí Inventiones Mathematicae là một trong số tạp chí hàng đầu của toán học thế giới, xếp hạng thứ 3 trên tổng số 440 tạp chí trong danh mục toán học chung (Mathematics Miscellaneous) của Scimago. Đây là lần đầu tiên, một công trình thực hiện tại Việt Nam được đăng trong tạp chí này.

Công trình đã nghiên cứu một bất biến rất cơ bản của idean là độ sâu. Công trình đưa ra nhiều ý tưởng và phương pháp nghiên cứu mới sử dụng công cụ từ các chuyên ngành khác như: Hình học đại số, Tô pô đại số, Quy hoạch nguyên. Các kết quả đạt được dẫn đến nhiều vấn đề nghiên cứu mới mà việc giải quyết chúng sẽ giúp hiểu rõ hơn khái niệm "Lũy thừa hình thức". Lũy thừa hình thức là đối tượng nghiên cứu quan trọng có nguồn gốc từ hình học trong chuyên ngành đại số giao hoán của toán học.

Công trình này nghiên cứu một bất biến rất cơ bản nhưng lại khó nghiên cứu là độ sâu của idean thuần nhất. Nếu ta xét độ sâu tất cả các lũy thừa hình thức của idean, ta sẽ có một hàm số học được gọi là hàm độ sâu hình thức. Công trình giải quyết được 3 giả thuyết về hàm độ sâu hình thức của idean thuần nhất trong vành đa thức.

Theo đó, giả thuyết 1: nếu idean sinh bởi các đơn thức không chứa bình phương thì hàm độ sâu hình thức phải tăng. Công trình chứng minh được hàm tăng trong các khoảng nhất định và có phản ví dụ hàm giảm ngoài các khoảng này.

Giả thuyết 2: nếu idean sinh bởi các đơn thức thì hàm độ sâu hình thức sẽ là hàm hằng với số mũ đủ lớn. Công trình chứng minh được giả thuyết đúng với nhiều lớp idean như idean sinh bởi các đơn thức không chứa bình phương và đưa ra phản ví dụ có hàm độ sâu là hàm tuần hoàn.

Giả thuyết 3: mọi hàm nguyên dương tuần hoàn đều là hàm độ sâu hình thức. Công trình đã chứng minh được giả thuyết đúng mặc dù ban đầu mọi người không tin có thể giải quyết được với các kỹ thuật hiện hành.

Ông Ngô Việt Trung, đại diện tác giả của công trình nghiên cứu chia sẻ: Để đạt được các kết quả trên, công trình "Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals" đã đưa ra nhiều ý tưởng và phương pháp nghiên cứu mới sử dụng công cụ từ các chuyên ngành khác nhau như: Hình học đại số, Tô pô đại số, Quy hoạch nguyên. Các kết quả đạt được của công trình đã đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu mới giúp hiểu rõ hơn khái niệm số mũ hình thức.

Là một trong những nhà khoa học nữ được vinh danh tại Giải thưởng Tạ Quang Bửu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ Thu được biết tới là nhà khoa học nữ xuất sắc có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành và tạp chí trong nước có uy tín. Công trình nghiên cứu "Tailoring the Hard−Soft Interface with Dynamic Diels−Alder Linkages in Polyurethanes: Toward Superior Mechanical Properties and Healability at Mild Temperature" (Thiết kế giao diện vùng cứng – vùng mềm với những liên kết động lực Diels–Alder: Hướng đến các cơ tính và tự lành chất lượng cao ở nhiệt độ trung bình), được đăng trên Tạp chí Chemistry of Materials Chemistry of Materials đã giúp Nguyễn Thị Lệ Thu đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thu chia sẻ: Đề tài nghiên cứu này còn khá mới trong xu hướng vật liệu PU composites tự lành, một hướng rất có tiềm năng ở Việt Nam. Công trình được thực hiện hoàn toàn trong nước, với toàn bộ tác giả đều là người Việt Nam. Nghiên cứu này có thể ứng dụng trong việc tạo ra các vật liệu cao cấp như vật liệu trong các thiết bị y tế và cấy ghép y khoa. Bên cạnh đó, loại vật liệu mới này còn có thể được dùng làm màng phủ thông minh tự làm lành vết trầy xước cho xe hơi hay điện thoại để vừa đem lại giá trị về độ bền và thẩm mỹ, vừa có khả năng làm sơn chống ăn mòn.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ Thu, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã ghi nhận kết quả nghiên cứu và động viên tinh thần rất lớn đối với các nhà khoa học nói chung. Đặc biệt với điều kiện nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, các nhà khoa học trẻ, trong đó có các nhà khoa học nữ, sẽ được khích lệ để theo đuổi đam mê trong nghiên cứu khoa học.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...