Thông qua công việc của mình, hai người phụ nữ đã nỗ lực hoạt động và nâng cao nhận thức công chúng về nhiều lĩnh vực, chủ đề phức tạp. Sự cống hiến của họ cho nghệ thuật và đối thoại xã hội đã giúp họ trở thành những cái tên xuất sắc nhất cho Giải thưởng Sharjah. Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Paris, tại Trụ sở của UNESCO, vào ngày 30/5/2022.
Về nhà thơ Dunya Mikhail
Dunya Mikhail là nhà thơ người Mỹ gốc Iraq. Sinh ra ở Baghdad, Dunya Mikhail đã hoạt động như một biên phiên dịch và nhà báo trước khi chính thức nhập cư vào Hoa Kỳ năm 1996. Tại đây, bà lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học Bang Wayne.
Các tác phẩm, bản dịch, thơ và văn xuôi của bà (bản dịch tiếng Ả Rập và tiếng Anh) phản ánh sự tàn khốc và gian khổ của chiến tranh, di cư và nỗi đau mất nước cũng như những hệ lụy phức tạp đi kèm.
Những sắc thái trong các tác phẩm của Mikhail, đặc biệt là thơ của bà, được thúc đẩy bởi ý thức sâu sắc về danh tính: như một người tị nạn, một nghệ sĩ và một phụ nữ. Cuốn sách đầu tiên của bà xuất bản bằng tiếng Anh, "The War Works Hard" (2005), do Elizabeth Winslow dịch, đã được Thư viện Công cộng New York chọn là một trong 25 cuốn sách hay nhất năm 2005.
Về diễn viên Helen Al-Janabi
Helen Al-Janabi là nữ diễn viên Thụy Điển gốc Syria-Iraq, sống ở Stockholm từ năm 2009. Sau khi học diễn xuất tại Học viện Sân khấu ở Damascus, cô tham gia một số phim ngắn, phim truyền hình và sân khấu kịch ở Trung Đông. Tác phẩm của cô, bao gồm các chủ đề về cuộc sống của những người di cư hay bắt buộc phải sống lưu vong, ngôn ngữ và sự gắn kết xã hội, phản ánh kinh nghiệm sống của cô với tư cách là một người tị nạn Syria.
Năm 2015, cô thành lập Arabiska Teatern, nhóm kịch nói tiếng Ả Rập chuyên nghiệp đầu tiên và duy nhất ở châu Âu. Arabiska Teatern đã dàn dựng năm vở kịch bằng tiếng Ả Rập và biểu diễn hơn 400 lần ở Thụy Điển.
Giới thiệu về Giải thưởng UNESCO-Sharjah cho Văn hóa Ả Rập
Được thành lập vào năm 1998 và do UNESCO điều hành theo sáng kiến của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, giải thưởng được trao cho hai tổ chức/cá nhân mỗi năm. Các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức - những người, thông qua công việc và thành tích xuất sắc của mình, đã nỗ lực phổ biến kiến thức sâu rộng hơn về nghệ thuật và văn hóa Ả Rập ra toàn thế giới. Sáng kiến này là một phần của Chương trình Khoa học Xã hội và Nhân văn của UNESCO, và Giải thưởng có giá trị bằng tiền là 60.000 đô la, được chia đều cho hai người đoạt giải.