UNESCO: Bạo lực học đường có thể dẫn đến trầm cảm và tự tử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hashtag #MentalHealthAwarenessMonth (tạm dịch: Tháng nhận thức về sức khỏe tâm thần) đang được sử dụng rộng rãi trên mọi nền tảng xã hội trong tháng Năm. Đây là một lời nhắc nhở rằng việc né tránh vấn đề , thực trạng nhức nhối về bạo lực học đường không phải là một lựa chọn đúng đắn, trong khi nỗ lực kiến tạo môi trường an toàn và hòa nhập cho các em là điều bắt buộc. 
UNESCO: Bạo lực học đường có thể dẫn đến trầm cảm và tự tử

Bạo lực học đường, hay bạo lực trong các cơ sở giáo dục là một thực tế hàng ngày - đã phủ nhận quyền giáo dục cơ bản của hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên. Một ước tính của Plan International cho thấy 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên đã trở thành nạn nhân của bạo lực học đường - trong và xung quanh trường học mỗi năm. Đặc biệt là nữ sinh, cũng như những em "bị cho là không phù hợp với các chuẩn mực tính dục và giới tính hiện hành".

Bạo lực học đường là hành vi hung hãn có chủ đích diễn ra lặp đi lặp lại với nạn nhân, diễn ra trong và xung quanh trường học, gây tổn thương đến học sinh.

Bạo lực học đường là hành vi gây ra bởi những học sinh khác, giáo viên hay nhân viên của trường. Các hình thức bạo lực học đường bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục, quấy rối trên không gian mạng...

Một báo cáo năm 2020 của UNESCO cũng tiết lộ rằng hơn 30% học sinh trên thế giới là nạn nhân của bạo lực học đường, với những hậu quả nghiêm trọng về thành tích học tập, dẫn đến tình trạng bỏ học, gây tổn hại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Nam sinh bị bắt nạt và bạo lực thể chất nói chung nhiều hơn nữ sinh. Nữ sinh thường dễ bị bắt nạt tâm lý hơn, đặc biệt là bắt nạt qua mạng. Theo cùng một dữ liệu, tỷ lệ bắt nạt tình dục ở hai giới là như nhau. Tuy nhiên, dữ liệu đến từ các quốc gia khác nhau cho thấy nữ sinh ngày càng bị bắt nạt tình dục trực tuyến hơn.

Thực trạng tồn tại những không gian sư phạm không an toàn hoặc không ủng hộ sự hòa nhập của tất cả trẻ em đã vi phạm quyền được giáo dục được ghi trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em; đi ngược lại với Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục, nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử và thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp đảm bảo bình đẳng về cơ hội và đối xử.

Đảm bảo tất cả trẻ em và thanh thiếu niên được tiếp cận với môi trường học tập an toàn, hòa nhập, nâng cao sức khỏe là ưu tiên chiến lược của UNESCO. Các kết quả chính cho công việc của UNESCO trong lĩnh vực này là:

1. Xóa bỏ bạo lực học đường và bắt nạt bao gồm cả bạo lực giới liên quan đến môi trường học đường; và

2. Ngăn ngừa phân biệt đối xử liên quan đến sức khỏe và giới đối với người học và nhà giáo dục.

Theo UNESCO
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.