UNESCO hỗ trợ các nhà báo tác nghiệp ở Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm nay, UNESCO đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức đối tác và liên đoàn nhà báo ở Ukraine để đánh giá nhu cầu trên thực tế và đưa ra lộ trình hỗ trợ kịp thời. 
Tại một sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Tự do Báo chí, UNESCO đã trao một lô áo khoác và mũ bảo hiểm chống đạn cho Liên minh các nhà báo quốc gia Ukraine (NUJU)..
Tại một sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Tự do Báo chí, UNESCO đã trao một lô áo khoác và mũ bảo hiểm chống đạn cho Liên minh các nhà báo quốc gia Ukraine (NUJU)..

UNESCO đã thực hiện một loạt biện pháp hỗ trợ các nhà báo đang tác nghiệp tại Ukraine, bao gồm hỗ trợ thiết lập đường dây nóng cho các nhà báo có nhu cầu, cung cấp thiết bị bảo hộ và đào tạo. Hướng dẫn về An toàn của UNESCO-RSF dành cho các nhà báo đưa tin trong môi trường rủi ro cao gần đây đã được dịch sang tiếng Ukraine. Hai trung tâm đào tạo đã được mở ở Ivano-Frankivsk và Chernivitsi nhằm hỗ trợ tối đa cho các nhà báo.

Hai chuyên gia của UNESCO, Guilherme Canela và Saorla McCabe đã đến Lviv, Ukraine vào ngày 21-22/4 nhằm đánh giá tình hình thực tế và nhu cầu của các nhà báo ở Ukraine.

Trong số hơn 5.000 nhà báo được phép hoạt động ở các tuyến đầu, nhiều người không hề có kinh nghiệm hay được đào tạo về việc đưa tin trong các tình huống thù địch, môi trường rủi ro cao, không nhận được hỗ trợ y tế hay tâm lý xã hội, cũng như cung cấp thiết bị an toàn. Tất cả những thiếu thốn của các nhà báo được xác định là một ưu tiên quan trọng của UNESCO.

Nhân dịp này, chuyên gia của UNESCO cũng đã trao đổi với các đối tác Ukraine và quốc tế để đưa ra phản ứng khẩn cấp nhằm hỗ trợ các phương tiện truyền thông độc lập tại Ukraine kể từ khi chiến tranh bùng nổ.

Thiết bị bảo hộ cho các nhà báo và những đối tượng dễ bị tổn thương

Tại một sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Tự do Báo chí, UNESCO đã trao một lô áo vest và mũ bảo hiểm chống đạn cho Liên đoàn các nhà báo quốc gia Ukraine (NUJU). Những chiếc áo vest đầu tiên đã được trao cho các nhà báo từ các dịch vụ tin tức của các kênh truyền hình “Ukraïna” và “Ukraïna24”. Một số đối tượng dễ bị tổn thương khác theo đánh giá của tổ chức cũng nằm trong số những người được hưởng lợi từ thiết bị an toàn này.

Các chuyên gia của UNESCO cũng đã đến thăm Trung tâm Đoàn kết Nhà báo mới do Liên đoàn Nhà báo Quốc gia Ukraine (NUJU) mở vào tháng 4 để giúp các nhà báo tiếp tục công việc của họ trong chiến tranh. Trung tâm có thể được sử dụng như một tòa soạn báo, đồng thời cung cấp các khóa đào tạo cũng như trang thiết bị và hỗ trợ tài chính cho các nhà báo đã phải di tản từ các vùng khác của Ukraine.

Alisa Koverda, một phiên dịch tiếng địa phương cho phóng viên chia sẻ: "Thông tin là vũ khí mạnh nhất của cuộc chiến này. Đó là lý do tại sao các nhà báo ở tuyến đầu được bảo vệ càng nhiều càng tốt. Đối với chúng tôi, những người tham gia đội báo chí với tư cách là phiên dịch địa phương, hỗ trợ các nhà báo hiểu được bối cảnh của cuộc chiến này, chúng tôi thấy công việc của mình được đánh giá cao thông qua hình thức bảo vệ này."

Hàng trăm nhà báo cần hỗ trợ

Ông Sergiy Tomilenko, Chủ tịch NUJU, nhấn mạnh rằng hàng trăm nhà báo Ukraine hiện đang gặp khó khăn và cần được hỗ trợ. “Mỗi ngày chúng tôi nhận được hàng chục yêu cầu từ các đồng nghiệp, bao gồm thiết bị an toàn, hỗ trợ nhân đạo và hỗ trợ tổ chức cho những người phải sơ tán."

Ông Andrii Ianitskyi, một nhà báo Ukraine tại Espreso.TV, cho biết rằng trang thiết bị bảo hộ cho các nhà báo ở Ukraine là nhu yếu phẩm cực kỳ quan trọng, hiện rất khó để mua áo vest hoặc mũ bảo hiểm chống đạn ở Ukraine. “Trước hết, trang bị bảo hộ ra mặt trận là dành cho cho binh lính. Vì vậy, rất khó để mua chúng ở Ukraine hoặc thậm chí ở các nước láng giềng”. Khó khăn thứ hai là giá cả, ông nói. “Một bộ bảo vệ tốt có giá ít nhất là 1.000 euro [hơn 24 triệu đồng]. Thông thường ở Ukraine, các nhà báo nhận được mức lương tháng thấp hơn mức này. Đó là lý do tại sao sự giúp đỡ của UNESCO là vô cùng quý giá ”.

Đường dây nóng đã chứng minh giá trị của mình

Một trong những yêu cầu cấp thiết của các nhà báo Ukraine là hỗ trợ thiết lập đường dây nóng cho các nhà báo có nhu cầu. Điều này đã được chứng minh giá trị, qua việc tiếp nhận hơn 100 cuộc gọi trong những ngày đầu tiên hoạt động.

NUJU đã chia sẻ với UNESCO câu chuyện về hai sự cố mà đường dây nóng đã hỗ trợ thành công các nhà báo đang gặp khó khăn, cả phóng viên nước ngoài và một biên tập viên báo chí địa phương đã gọi đến đường dây nóng để được hỗ trợ.

Trường hợp đầu tiên liên quan đến một đoàn truyền hình của Anh/Ả Rập bị bao vây trong 4 ngày đầu tháng 3, gần thị trấn Irpin và không thể thoát ra ngoài. Thông qua sự phối hợp của các nhân viên đường dây nóng và Liên đoàn nhà báo quốc gia Ukraine, những người này đã thoát khỏi vòng vây cùng với một nhóm dân thường rời khỏi Irpin.

Trong sự cố thứ hai, một biên tập viên tờ báo địa phương ở vùng Kharkiv cần phải thoát khỏi các cuộc pháo kích có chủ đích vào thị trấn của anh. Biên tập viên này cảm thấy cuộc sống của anh và gia đình sẽ bị đe dọa nếu họ ở lại lâu hơn và đã gọi đến đường dây nóng để được hỗ trợ. Việc sơ tán được phối hợp từng bước theo đường dây nóng, thông qua tư vấn về các tuyến đường cần đi theo, để tìm kiếm chỗ nghỉ ở trên đường, nhiên liệu cũng như tìm nơi tạm trú ở miền Tây Ukraine sau khi sơ tán thành công. Biên tập viên này hiện cũng đã trở lại hoạt động báo chí tích cực.

Trung tâm Tự do Báo chí, do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Viện Thông tin Đại chúng (IMI) đồng điều hành, đã nhận được hỗ trợ tài chính từ UNESCO. Nằm ở trung tâm Lviv, nơi đây phục vụ như một trung tâm tài nguyên cho các nhà báo tìm kiếm hỗ trợ tài chính hoặc tâm lý cũng như một trung tâm hậu cần.

Các chuyên gia của UNESCO cũng có thể đến thăm Trung tâm Truyền thông Lviv, một dự án gần đây của Diễn đàn Truyền thông Lviv. Trung tâm đã cung cấp một nơi trú ẩn cho khoảng 60 nhà báo kể từ khi bắt đầu chiến tranh và các kế hoạch đang được thực hiện để tạo ra một không gian kết nối và làm việc chung rộng lớn cho các nhà báo trực tuyến.

Bảo vệ sự an toàn của các nhà báo là ưu tiên của UNESCO

Phát biểu trước những nhà báo tại Trung tâm Tự do Báo chí, ông Guilherme Canela, Trưởng Bộ phận của UNESCO về Tự do ngôn luận và An toàn của các nhà báo, đã mở đầu sự kiện bằng cách bày tỏ tình đoàn kết của UNESCO với cộng đồng báo chí đưa tin về cuộc chiến và nêu bật những thách thức to lớn mà họ đang phải đối mặt. Ông cũng bày tỏ sự tôn vinh của UNESCO đối với những người đã thiệt mạng kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Ông đề cập đến việc Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đã nói rằng quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin là điều kiện tiên quyết quan trọng cho nền dân chủ và bảo vệ chống lại chiến tranh và xung đột . Do đó, ông Canela kết luận, “bảo vệ sự an toàn của các nhà báo đưa tin về chiến tranh và xung đột là một ưu tiên của UNESCO”.

UNESCO hỗ trợ các nhà báo tác nghiệp ở Ukraine ảnh 1

Phái đoàn UNESCO gặp gỡ các nhà báo Ukraine tại Lviv. UNESCO bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng truyền thông đưa tin về cuộc chiến và nêu bật những thách thức to lớn mà họ đang phải đối mặt.

Các nhà báo sẽ cần hỗ trợ tài chính

Các chuyên gia truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự mà UNESCO gặp gỡ đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ cho các nhà báo trong việc di dời, bao gồm cả về tiền thuê văn phòng và trang thiết bị. Giải quyết những thách thức tài chính mà các hãng truyền thông phải đối mặt khi không có doanh thu từ quảng cáo được xác định là một trong những ưu tiên cấp bách nhất.

Ông Sergiy Tomilenko, Chủ tịch Liên minh các nhà báo quốc gia ở Ukraine lo lắng về khả năng kinh tế của các phương tiện truyền thông tại đất nước. "Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế giới thiệu các chương trình ổn định kinh tế cho tất cả các nhà báo Ukraine. Đặc biệt, các chương trình tài trợ tiền lương cho các nhà báo sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động nghề nghiệp của họ, và cho phép họ duy trì sự nghiệp của mình."

Theo UNESCO
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.