Giáo dục phổ thông vượt khó để bứt tốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp học là sự thay đổi lớn đối với toàn ngành giáo dục.
Ảnh minh họa: Lê Phú/ Báo Tin tức
Ảnh minh họa: Lê Phú/ Báo Tin tức

Đây là lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh… Các địa phương, nhà trường đã rất nỗ lực triển khai chương trình trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy còn nhiều vấn đề cần khắc phục.

Bước đầu còn lúng túng

Báo cáo tổng kết năm học 2022 - 2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục Trung học, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Về cơ bản, các địa phương đã thể hiện sự quyết tâm trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; việc lựa chọn sách giáo khoa cơ bản bảo đảm theo quy định của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện dạy học các môn học tích hợp như: môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý, Nội dung giáo dục địa phương… Việc vận dụng Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH để xây dựng Kế hoạch bài dạy ở một số cơ sở giáo dục còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, dẫn đến Kế hoạch bài dạy còn dài và mang tính hình thức. Đề kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu theo lối cũ, chủ yếu là kiểm tra, đánh giá kiến thức, chưa có nhiều câu hỏi vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn đời sống.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường ở một số cơ sở giáo dục còn chưa phù hợp dẫn tới hiệu quả thực hiện chương trình một số môn học, hoạt động giáo dục mới còn hạn chế, chưa bảo đảm thực hiện đúng theo yêu cầu của chương trình mới. Việc phân công giáo viên đảm nhận các nội dung trong chương trình và xây dựng kế hoạch giáo dục đối với môn Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương của một số địa phương, nhà trường còn lúng túng. Nhà trường chưa chủ động trong việc xây dựng phân phối chương trình các môn học theo tinh thần không nhất thiết phải chia đều số tiết/tuần, không nhất thiết phải dạy học ở tất cả các tuần nên gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên và xếp thời khóa biểu bảo đảm phù hợp với định mức giờ dạy/tuần của giáo viên. Một số cơ sở giáo dục còn cứng nhắc trong triển khai chương trình các môn học, hoạt động giáo dục mới, dẫn đến dư luận trong giáo viên không tốt.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ về cơ cấu đối với cấp Trung học Cơ sở và cấp Trung học Phổ thông, nhất là khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một số môn học mới. Số lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp Tiểu học và môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật ở cấp Trung học Phổ thông. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không đồng đều, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Việc tập huấn đội ngũ giáo viên triển khai Chương trình còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu trường, lớp còn tồn tại ở một số địa phương,

Chia sẻ về nguyên nhân của những khó khăn này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho rằng: Việc thay đổi quan niệm về vai trò tự chủ của nhà trường trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; quan niệm về vai trò sách giáo khoa từ chỗ lấy sách giáo khoa làm chuẩn để dạy học và kiểm tra, đánh giá sang việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình (sách giáo khoa chỉ đóng vai trò là tài liệu dạy học chính) của giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh và xã hội còn chưa theo kịp yêu cầu mới.

Không chỉ vậy, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa lần đầu tiên được thực hiện, không có kinh nghiệm trong quá khứ. Đồng thời, đây là lần đầu tiên Luật Giáo dục 2019 quy định trách nhiệm phê duyệt danh mục sách giáo khoa thuộc về UBND tỉnh trên cơ sở tham mưu, đề xuất của các cơ sở giáo dục và Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh.

Trong quá trình triển khai chương trình, nhiều địa phương gặp khó do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, mức độ xã hội hóa không đồng đều, trong khi số lượng các cơ sở giáo dục trung học lớn. Hiện chỉ một số địa phương có chương trình, đề án tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục.

Bứt tốc đổi mới giáo dục phổ thông

Bước sang năm học 2023 - 2024, đây là năm có ý nghĩa đặc biệt trong tiến trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi vừa là năm nhìn lại kết quả 3 năm đã triển khai, đồng thời trực tiếp triển khai các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị các điều kiện triển khai các lớp cuối cùng.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Năm khởi động có cái khó riêng, năm tăng tốc có cái khó riêng, năm gói lại có cái khó riêng. Chúng ta đang đứng trước năm học với khối lượng công việc nhiều nhất trong toàn bộ chu trình đổi mới. Chúng ta đã tích luỹ được một số năm, đã nhìn thấy ưu điểm, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, nếu năm nay không vượt qua được, khuyết điểm sẽ vẫn còn nguyên, khó khăn sẽ tích thêm và ảnh hưởng tới cả quá trình đổi mới giáo dục phổ thông”.

Bộ trưởng khẳng định,nNăm học 2023 - 2024 được coi là đoạn bứt tốc để chuẩn bị cho giai đoạn cuối của quá trình triển khai Chương trình mới. Vì vậy, sự chú ý, năng lượng, sự quan tâm, chính sách của năm nay cần tăng cường và có sự tập trung cao độ.

Trong năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường,

Đặc biệt, để khắc phục các khó khăn khi triển khai môn Khoa học tự nhiên, các nhà trường phân công giáo viên dạy học theo các mạch nội dung của chương trình, bảo đảm yêu cầu phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Xây dựng, phân phối chương trình trong đó linh hoạt bố trí thời gian, thời điểm dạy học các mạch nội dung trong từng học kì phù hợp với việc phân công giáo viên, bảo đảm tính khoa học, sư phạm và số tiết/tuần của giáo viên.

Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, ưu tiên phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Khi tổ chức hoạt động có quy mô theo khối lớp hoặc toàn trường, Nhà trường phải phân công rõ người chủ trì, người phối hợp, từ đó xác định nhiệm vụ của từng giáo viên được phân công. Giáo viên đảm nhận nội dung nào được thể hiện trên thời khóa biểu và được tính giờ thực hiện đối với nội dung đó theo phân phối chương trình (không trùng với nhiệm vụ của Hiệu trưởng, của giáo viên chủ nhiệm lớp và các thành viên khác của nhà trường theo quy định hiện hành). Bên cạnh đó, nhà trường phân định rõ thời lượng dành cho hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục tập thể khác, bảo đảm không trùng với thời lượng thực hiện các nội dung theo chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Đối với việc tổ chức dạy học các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp Trung học Phổ thông, khuyến khích các nhà trường tổ chức xếp các lớp học với môn bắt buộc và lớp học riêng theo từng môn học lựa chọn để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh. Các trường phân công giáo viên và xây dựng thời khóa biểu đảm bảo khoa học, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đồng thời, đẩy mạnh tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng ký, lựa chọn các tổ hợp do nhà trường xây dựng đảm bảo công khai, minh bạch.

Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy phải bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy.

Nhìn nhận những điểm khó trong thực tiễn triển khai, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai có hiệu quả, tổ chức nhóm hỗ trợ để sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc cho đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, dành sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho khối Trung học Cơ sở; tăng cường hỗ trợ, chia sẻ, giám sát, dẫn dắt đội ngũ hiệu trưởng, bởi đây chính là “nhạc trưởng” của đổi mới ở cấp cơ sở.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.