Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

(Ngày Nay) - Ngày 28/9, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết trên 50.000 người tại Liban đã chạy sang Syria, trong bối cảnh gia tăng các cuộc không kích của Israel vào các vị trí của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Liban.
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 28/9/2024.
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 28/9/2024.

Trên mạng xã hội X, ông Grandi nêu rõ con số trên bao gồm cả người dân Liban và Syria. Trong khi đó, giao tranh cũng buộc trên 200.000 người phải di tản bên trong Liban. Theo ông Grandi, các hoạt động cứu trợ đang được tiến hành với sự phối hợp với cả hai chính phủ.

Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người. Số còn lại đã phải sơ tán kể từ khi lực lượng Hezbollah ở Liban bắt đầu các cuộc tấn công xuyên biên giới cường độ thấp, một ngày sau xung đột bùng phát tại Dải Gaza vào ngày 7/10/2023.

Israel hiện đã chuyển trọng tâm chiến dịch quân sự từ Gaza sang Liban. Bộ Y tế Liban ước tính giao tranh xuyên biên giới leo thang trong tuần qua đã cướp đi sinh mạng của trên 700 người. Phần lớn các nạn nhân thiệt mạng vào ngày 23/9 - đây bị xem là ngày bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1990 của Liban.

Thủ đô Hà Nội - Đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa phát triển kinh tế
Thủ đô Hà Nội - Đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa phát triển kinh tế
(Ngày Nay) - Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa và xã hội mà còn là động lực kinh tế quan trọng bậc nhất cho khu vực phía Bắc, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển, cùng với sự hội tụ của các nguồn lực kinh tế, Hà Nội đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Ảnh minh hoạ.
Đề xuất chuẩn hóa bữa ăn học đường
(Ngày Nay) - Cần tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường và đây sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, nhà trường, doanh nghiệp chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường.