Giới biên kịch Hollywood đạt thỏa thuận tạm thời với các hãng phim

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Liên đoàn biên kịch Hollywood đã đạt được thỏa thuận lao động sơ bộ với các hãng phim lớn vào cuối tuần qua. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ chấm dứt cuộc đình công đã khiến hầu hết hoạt động sản xuất phim và truyền hình của Mỹ bị đình trệ và gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế bang California.
Giới biên kịch Hollywood đạt thỏa thuận tạm thời với các hãng phim

Cụ thể, một hợp đồng 3 năm vẫn phải được lãnh đạo Hiệp hội Biên kịch Mỹ (WGA) cũng như các thành viên công đoàn chấp thuận trước khi có hiệu lực chính thức.

WGA, đại diện cho 11.500 biên kịch điện ảnh và truyền hình, mô tả thỏa thuận này là "đặc biệt" với "những lợi ích và sự bảo vệ có ý nghĩa dành cho các tay viết".

Ủy ban đàm phán cho biết: “Điều này có thể thực hiện được nhờ sự đoàn kết lâu dài của các thành viên WGA và sự hỗ trợ đặc biệt của những thành viên trong công đoàn của chúng tôi, những người đã cùng đình công trong hơn 146 ngày”.

Thỏa thuận WGA, mặc dù là một cột mốc quan trọng, nhưng sẽ không đưa Hollywood trở lại hoạt động bình thường ngay cả khi nó được phê chuẩn. Trong khi hoạt động sáng tác kịch bản có thể tiếp tục, hiệp hội diễn viên SAG-AFTRA vẫn đình công.

Giới biên kịch đã nghỉ việc vào ngày 2/5 sau khi các cuộc đàm phán đi vào bế tắc về tiền lương, nhân sự, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và hàng loạt các vấn đề khác.

Bình luận duy nhất từ Liên minh các nhà sản xuất điện ảnh và truyền hình, nhóm thương mại đại diện cho các "ông lớn" như Walt Disney, Netflix, Warner Bros Discovery và các hãng phim lớn khác, được đưa ra trong một tuyên bố ngắn gọn với công đoàn biên kịch.

Tuyên bố cho biết: “WGA và AMPTP đã đạt được thỏa thuận dự kiến”.

Cuộc đình công kép của Hollywood đã khiến việc sản xuất phim điện ảnh và phim truyền hình dài tập "đóng băng", đồng thời khiến các chương trình truyền hình phải phát lại các tập cũ.

Vụ đình công kép của giới biên kịch và diễn viên Hollywood đã gây thiệt hại cho hàng trăm nghìn người lao động sống phụ thuộc vào ngành giải trí, cũng như những người cung cấp thực phẩm, nhà cung cấp trang phục và các doanh nghiệp nhỏ khác hỗ trợ sản xuất phim và truyền hình.

Theo ước tính từ nhà kinh tế Kevin Klowden của Viện Milken, thiệt hại kinh tế của vụ đình công sẽ lên tới ít nhất 5 tỷ USD ở California và các trung tâm sản xuất khác của Mỹ như New Mexico, Georgia và New York.

SAG-AFTRA, đại diện cho 160.000 diễn viên điện ảnh và truyền hình, diễn viên đóng thế, nghệ sĩ lồng tiếng và các chuyên gia truyền thông khác, đã nghỉ việc vào tháng 7, lần đầu tiên sau 63 năm Hollywood phải đối mặt với cuộc đình công của hai công đoàn cùng một lúc.

Trong một tuyên bố vào cuối Chủ nhật, SAG-AFTRA kêu gọi các CEO của hãng phim và các nhà đàm phán của họ “quay lại bàn đàm phán và đưa ra thỏa thuận công bằng mà các thành viên của chúng tôi xứng đáng và yêu cầu".

Vấn đề được đặt ra là các câu hỏi về mức lương tối thiểu cho người biểu diễn, các biện pháp bảo vệ chống lại việc sử dụng trí tuệ nhân tạo thay thế con người và khoản bồi thường mà diễn viên không được hưởng khi phim được phát hành trên các nền tảng trực tuyến.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).