Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hoạt động vẽ tranh ngoài trời ở Tehran phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19, vì nhiều người tìm thấy niềm an ủi và cảm hứng dưới bầu trời rộng mở…
Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh

Mỗi ngày, hàng triệu người dân thành phố Tehran đã quá quen với cảnh dòng xe cộ di chuyển chậm chạp trong cái nóng oi bức và ngột ngạt bởi bụi mù. Thế nhưng, vẫn có những họa sĩ ra đường mỗi ngày để lưu lại những nét quyến rũ của thành phố có tuổi đời hơn 200 năm này.

Phố cổ nhường chỗ cho nhà cao tầng

Thành phố thủ đô của Iran dù bụi bặm và bị bê tông hóa, nhưng vẫn còn những con hẻm tạo nên một Tehran cổ kính thu hút hàng loạt họa sĩ ra khỏi xưởng vẽ chật chội của họ để phác họa những nét kiến trúc xưa cũ.

Những họa sĩ này không chỉ muốn lưu lại khung cảnh các khu phố cổ có nguy cơ biến mất của Tehran mà còn giúp bảo tồn chúng. Nhiều khu phố cổ của Tehran có tuổi đời từ thế kỷ 19 đang phải nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng hiện đại.

Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh ảnh 1
Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh ảnh 2

Morteza Rahimi, một thợ mộc 32 tuổi sinh ra và lớn lên tại Tehran, cho biết: “Những bức tranh liên kết chúng tôi với những thiết kế trong quá khứ và những cảm xúc đang dần biến mất. Chúng giúp chúng tôi nhớ lại xem bao nhiêu tòa nhà cũ kỹ đã biến thành đống hoang tàn”.

Ngồi bên cạnh Rahimi, họa sĩ Hassan Naderali đang sử dụng nét vẽ rời và màu sắc tươi sáng để khắc họa lại sự biến đổi của ánh sáng và chuyển động theo trường phái ấn tượng. Với niềm đam mê “en plein air” (tiếng Pháp nghĩa là “vẽ tranh ngoài trời”), ông Naderali tìm cách tái dựng lại vẻ đẹp trong khung cảnh đổ nát của mình.

Vào thời điểm diễn ra cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Tehran chỉ có 4,5 triệu dân. Sau 4 thập kỷ phát triển, thủ đô của Iran đã trở thành một siêu đô thị với hơn 10 triệu dân.

Sự gia tăng dân số của Tehran trùng hợp với cuộc di cư ồ ạt đến thành phố này vào những năm 1980. Khi các cơ hội việc làm và giáo dục ngày càng thu hút nhiều người Iran đến thủ đô, chính phủ nước này đã phải đối phó với một cuộc khủng hoảng nhà ở đang nổi lên với sự phát triển lớn của bất động sản.

Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh ảnh 3
Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh ảnh 4

Một số công trình kiến trúc từ thế kỷ 19 của thành phố, được xây dựng dưới thời các vua thuộc triều đại Qajar không lâu sau khi họ chọn Tehran làm thủ đô Iran vào năm 1796, đã bị biến mất và nhường chỗ cho các tòa tháp chung cư mới trong vài thập kỷ qua.

Tuy nhiên, thông qua các mạng xã hội, giới nghệ sĩ và sử học của Iran đã tìm cách chống lại “cơn lũ” quét sạch văn hóa truyền thống trong bối cảnh Tehran ngày càng bị bê tông hóa.

“Các phương tiện truyền thông xã hội đã nâng cao nhận thức của mọi người về những nguy cơ đối với các tòa nhà cổ, các công trình lịch sử”, chuyên gia nghệ thuật Mostafa Mirzaeian cho biết khi đề cập đến các cung điện của triều đại Qajar. “Mọi người đang tìm hiểu về giá trị của những địa điểm cũ hơn và chú ý đến các khía cạnh văn hóa và nghệ thuật của chúng.”

Đối với những người đam mê vẽ tranh ngoài trời như Somayyeh Abedini, một viên chức và là cư dân của khu phố cổ Oudlajan, việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ vẫn còn mang tính cá nhân. Theo Abedini, những đường chân trời hình vòm, những con hẻm rợp bóng cây và những biệt thự có tường bao quanh của khu phố Oudlajan, đối với cô như một “nàng thơ”, gợi lên kỷ niệm về những người thân đã sống và qua đời ngay tại đây. “Những địa điểm cũ trong khu phố là cội nguồn, là di sản của chúng tôi”, Abedini nói. “Thật đáng tiếc khi nhiều nơi đang bị phá hủy”.

Sự hồi sinh của hội họa Iran

Các nghệ sĩ cho biết hoạt động vẽ tranh ngoài trời ở Tehran phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19, vì nhiều người tìm thấy niềm an ủi và cảm hứng dưới bầu trời rộng mở khi các phòng trưng bày và bảo tàng đóng cửa trong nhiều tháng còn các công trình xây dựng bị đình trệ. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Iran, khiến hơn 7,2 triệu người bị lây nhiễm và hơn 141.000 người thiệt mạng.

Khi tình trạng hỗn loạn giảm bớt trên các đường phố của Tehran, họa sĩ Hassan Naderali đã dựng studio của mình ở bên ngoài đường. Mạo hiểm với cọ vẽ, bút chì, sơn, giá vẽ di động, ông vẽ ở những nơi khiến bản thân cảm thấy sống động nhất, nơi có ánh mặt trời và làn gió nhẹ thổi qua.

Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh ảnh 5
Giữ ‘hồn xưa’ bằng tranh ảnh 6

“Tôi ra ngoài mỗi ngày. Tôi tới những nơi không quá đông đúc và tìm thấy nhiều cảm hứng hơn”, vị họa sĩ 58 tuổi nói về trải nghiệm đại dịch của mình.

Naderali cũng bán được hàng chục bức tranh của mình, nhiều bức vẽ các cung điện Ba Tư cũ và những ngôi nhà truyền thống của Tehran, cho các du khách trong nước và quốc tế.

Theo ông, cảm hứng về những thời đại xưa cũ trong lịch sử Ba Tư cổ đại, như sự hưng thịnh của đế quốc Achaemenids (vào năm 500 trước Công nguyên), đã thúc đẩy nhu cầu sưu tập tranh của những người Iran ở nước ngoài.

Nỗi nhớ về thời kỳ huy hoàng đó đã trở nên rõ nét hơn khi Iran, bị tàn phá bởi các lệnh trừng phạt và cắt đứt khỏi nền kinh tế thế giới, còn dư luận trở nên bất bình trước tình trạng giá cả tăng và mức sống giảm.

Các cuộc đàm phán để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran, mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ bỏ vào 4 năm trước, đã không đạt được tiến triển nào trong năm qua. Tình trạng nghèo đói của đất nước đã trở nên sâu sắc hơn. Nhưng theo nhiều cách, nền nghệ thuật đương đại của Iran đã nở hoa, bất chấp những thách thức.

Mùa hè năm ngoái, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử chứng kiến sự thắng lợi của Tổng thống Ebrahim Raisi, một giáo sĩ không thích ảnh hưởng văn hóa của phương Tây, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại đã mở cửa trở lại với một bức tranh tưởng niệm họa sĩ người Mỹ Andy Warhol nổi tiếng với trào lưu pop-art.

Khi tới triển lãm, khán giả có thể nhận ra ngay các tác phẩm đặc trưng của Warhol: bức chân dung vẽ ngôi sao Hollywood Marilyn Monroe, hay cựu đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy.

“Tôi yêu bức tranh này”, đó là cảm nhận của Fatemeh Rezaee, 46 tuổi, nói về bức họa Marilyn Monroe, bức tranh mà Warhol sáng tác năm 1962 ngay sau khi nữ diễn viên tự sát. “Khi nhìn vào nó, tôi đã hình dung ra câu chuyện cuộc đời của Marilyn Monroe trong đầu. Nó làm cho khái niệm về cái chết thực sự hữu hình đối với tôi”.

Rezaee, một nữ giáo viên đã nghỉ hưu, cho biết bà bị cuốn hút bởi cuộc triển lãm Warhol, đến nỗi đã bay từ nhà ở thành phố phía nam Shiraz đến Tehran để thưởng thức tới hai lần.

Các tác phẩm của Warhol nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật trị giá hàng tỷ USD được lưu giữ trong kho Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Tehran. Khi giá dầu bùng nổ dưới thời Shah Mohammad Reza Pahlavi, các nhà sưu tập Iran đã mua được hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật, bao gồm tranh của Monet, Picasso và Jackson Pollock, trước khi Cách mạng Hồi giáo năm 1979 lật đổ chế độ quân chủ thân phương Tây và đưa các giáo sĩ Shiite lên nắm quyền.

Trong những thập kỷ gần đây, các hạn chế về văn hóa được nới lỏng, khoảng 1.500 tác phẩm nghệ thuật phương Tây đã được quay trở lại trưng bày. Vào năm 2015, hội đồng thành phố của Tehran thậm chí đã dán các biển quảng cáo với hàng trăm tác phẩm của các họa sĩ Mỹ, biến thủ đô của Iran thành một nhà triển lãm ngoài trời khổng lồ.

Ngày nay, các nghệ sĩ Iran thành công, bao gồm cả những người tổ chức triển lãm ở nước ngoài, đã giúp biến thị trường nghệ thuật từng bị “đóng băng” của Tehran trở nên năng động. Các nhà đấu giá cũng đánh giá cao những tác phẩm của các nghệ sĩ trong nước. Một cuộc đấu giá hồi cuối tháng 6/2022 đã ghi nhận doanh thu hơn 2,2 triệu USD cho 120 tác phẩm.

“Có lần một người qua đường nói với tôi: Nghệ thuật sinh ra trong nghèo khó và chết trong giàu có”, họa sĩ Naderali nói.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?