Google giết chết tham vọng bá chủ toàn cầu của Huawei

Giới quan sát nhận định việc Google "nghỉ chơi" với Huawei là cú đòn giết chết tham vọng bá chủ thị trường điện thoại thông minh toàn cầu của hãng công nghệ Trung Quốc.


Google giết chết tham vọng bá chủ toàn cầu của Huawei

Theo Reuters, Google đã đình chỉ các hoạt động kinh doanh với Huawei, bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và các dịch vụ kỹ thuật chính. Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định đưa Huawei vào "danh sách đen", nghĩa là các công ty Mỹ cần phải xin giấy phép bán sản phẩm cho tập đoàn Trung Quốc.

Như vậy, Google sẽ ngưng cung cấp các bản cập nhật Android, chấm dứt cấp phép truy cập vào các dịch vụ cốt lõi như Google Play Store, Gmail, Youtube cho thiết bị của hãng công nghệ Trung Quốc trong tương lai. Huawei sẽ chỉ có thể sử dụng phiên bản mã nguồn mở (miễn phí) của Android. 

Google giet chet tham vong ba chu toan cau cua Huawei hinh anh 1
Người mua điện thoại Huawei sẽ không còn được trải nghiệm các tiện ích trên Android của Google.

Phản ứng lại, người phát ngôn của Huawei tuyên bố: "Chúng tôi đang đánh giá tác động từ cú đòn của chính phủ Mỹ giáng lên người tiêu dùng". 

CNBC bình luận đây đây là đòn chí mạng đánh vào hoạt động kinh doanh toàn cầu của Huawei. Hãng công nghệ Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào Android khi bán điện thoại thông minh ở thị trường nước ngoài. 

Trong phim vi Trung Quốc, Huawei sử dụng một phiên bản Android tùy chỉnh, không có các ứng dụng cài sẵn của Google. Nhưng ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc, điện thoại Huawei chạy hệ điều hành Android phiên bản đầy đủ, có tất cả các ứng dụng quan trọng của Google. 

Thị trường quốc tế rất quan trọng với Huawei. Theo số liệu của Canalys, Huawei bán khoảng 49% số điện thoại của hãng ở thị trường nước ngoài. Tính theo thị phần toàn cầu, Huawei đang là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung.

Công ty Trung Quốc không giấu tham vọng trở thành bá chủ trên thị trường di động toàn cầu vào năm 2020. Nhưng việc Google "nghỉ chơi" khiến việc thực hiện tham vọng của Huawei trở thành nhiệm vụ bất khả thi. 

“Đây là cú đòn giết chết tham vọng vượt Samsung tại thị trường toàn cầu của Huawei”, CNBC dẫn lời theo lời ông Nicole Peng, Phó chủ tịch phụ trách mảng di động của Canalys.

Ngoài Google, Huawei còn mua hàng loạt linh kiện quan trọng từ một số nhà cung cấp Mỹ. Danh sách "nhà cung cấp cốt lõi" của Huawei có 30 cái tên Mỹ. Theo Bloomberg, một số công ty Mỹ như Qualcomm và Intel đã ra thông báo nội bộ, cho biết sẽ ngừng bán sản phẩm cho Huawei cho đến khi chính phủ Mỹ có quyết định mới.

Google giet chet tham vong ba chu toan cau cua Huawei hinh anh 2
"Vòng kim cô" mà Nhà Trắng úp lên đầu Huawei đang phát huy tác dụng.

Trước đó, Huawei khẳng định đã lường trước và có sự chuẩn bị cho tình huống hiện tại. Hồi tháng 3, công ty Trung Quốc tuyên bố đã phát triển hệ điều hành riêng cho các sản phẩm công nghệ để phòng trường hợp không thể sử dụng các hệ điều hành của Google hay Microsoft.

Mới tuần trước, Nikkei Asian Review tiết lộ từ 6 tháng trước, Huawei thông báo với một số nhà cung cấp rằng hãng muốn chuẩn bị một kho linh kiện đủ dùng trong một năm để chuẩn bị cho tình huống xấu khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. 

Huawei có thể phần nào giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ, nhưng không thể sống thiếu công nghệ Mỹ. Nhiều chuyên gia nghi ngờ khả năng phát triển hệ điều hành riêng của Huawei. 

Ông Neil Shah, Giám đốc nghiên cứu hãng Counterpoint Research, nhận định Huawei sẽ phải dựa vào các cửa hàng ứng dụng bên ngoài Google Play với các điện thoại bán bên ngoài Trung Quốc. Bởi Google Play sẽ không được cài đặt sẵn trong điện thoại Huawei trên thị trường quốc tế. 

"Như vậy, điện thoại Huawei sẽ gặp nhiều bất lợi so với các sản phẩm Samsung bởi chúng không có Google Play, không tải được các ứng dụng trên cửa hàng chính thức trong khi chất lượng ứng dụng của cửa hàng thứ ba là không đảm bảo. Điện thoại Huawei cũng sẽ không nhận được các bản nâng cấp phần mềm của Google", ông cho biết. 

Theo Zing
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.