Góp thêm tiếng nói thúc đẩy sự phát triển y học Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bước vào thời kỳ hội nhập, rất nhiều cơ hội mới mở ra nhưng cũng đi liền với nhiều thách thức với toàn cầu. Một trong những thách thức quan trọng nhất là làm thế nào để nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Ông Nguyễn Duy Cương (ở giữa) vinh dự nhận Danh hiệu cao quý do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng
Ông Nguyễn Duy Cương (ở giữa) vinh dự nhận Danh hiệu cao quý do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng

Trân trọng và gìn giữ những bài thuốc dân tộc

Ngày 28/10 vừa qua, tại Diễn đàn “Bảo tồn, phát huy bài thuốc quý - Di sản gia truyền và Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng Y học cổ truyền” do Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam; Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tổ chức, ông Nguyễn Duy Cương đã vinh dự được nhận Bảng Vàng chứng nhận đơn vị, cá nhân đã có nhiều thành tích trong việc bảo tồn, phát huy bài thuốc quý Đông y gia truyền, với phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng y học cổ truyền.

Góp thêm tiếng nói thúc đẩy sự phát triển y học Việt Nam ảnh 1

Chứng nhận dành cho đơn vị có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn các bài thuốc dân tộc Việt Nam trao cho ông Nguyễn Duy Cương dành cho 3 sản phẩm Đông y có hiệu quả vượt trội là Thăng Thanh Thảo (giúp bổ sung lợi khuẩn Bacillus clausii giúp tăng cường vi sinh đường ruột, tốt cho đường ruột); Khang Tràng Thảo (Giúp nhuận tràng, hỗ trợ giảm các triệu chứng do trĩ) và Thanh Huyết thảo (dành cho người có chỉ số đường huyết cao, người có nguy cơ bị tiểu đường). Theo quan điểm của ông Nguyễn Duy Cương, “Nam dược cứu Nam nhân”, sức khỏe của người Việt hoàn toàn có thể được chăm sóc toàn diện và hiệu quả nhờ các vị thuốc dân gian cổ truyền, với những cây thuốc lành tính trồng được tại quê hương.

Góp thêm tiếng nói thúc đẩy sự phát triển y học Việt Nam ảnh 2

Ngoài 3 bài thuốc quý được vinh danh tại Diễn đàn vừa qua, TS BS Nguyễn Duy Cương còn bào chế và sản xuất rất nhiều sản phẩm y học cổ truyền khác đã trở thành người bạn đồng hành với hàng triệu gia đình Việt như Lương Thanh thảo, Tinh dầu thảo dược Cửa sổ Vàng, Dầu thoa thảo dược Cửa sổ Vàng, Bình tràng thảo, Bình can Thảo...

Tại Diễn đàn “Bảo tồn, phát huy bài thuốc quý - Di sản gia truyền và Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng Y học cổ truyền”, ông Nguyễn Duy Cương đã chia sẻ một tham luận thú vị về kinh nghiệm bào chế các bài thuốc quý, vận dụng các vị thuốc Đông y của dân tộc vào cuộc sống hiện đại.

Cùng với tham luận của ông Nguyễn Duy Cương, rất nhiều tham luận thú vị khác đã đưa đến nhiều góc nhìn mới về y học cổ truyền, đó là tham luận của lương y Lê Văn Long - Chủ tịch Hội Đông y huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa; tham luận của Lương y Đoàn Văn Đức - Giám đốc Trung tâm Chi nhánh phía Nam, Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; lương y Kiều Thị Duyên - Trưởng BTC, Hội Đông y TP. Thanh Hóa; Lương y Đào Quang Lam; Y sỹ La Thị Huê - Chủ tịch Hội Đông y huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Lương y Nguyễn Thị Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khu vực Nam Trung Bộ, Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng...

Nỗ lực giải quyết những thách thức của y học hiện đại

Trước đó, ngày 19/10/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội), ông Nguyễn Duy Cương là đại biểu danh dự tham gia Hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò đóng góp của các Hội UNESCO đối với sự phát triển của quốc gia và hợp tác quốc tế” do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức.

Không những thế, ông còn đóng góp cho Hội nghị một bài tham luận với nội dung thiết thực về lĩnh vực y tế với nội dung “Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe mạnh”.

Là người gắn bó lâu năm trong lĩnh vực y tế, theo ông Nguyễn Duy Cương, vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang có nhiều thách thức, một trong số đó là các bệnh không lây nhiễm trở thành gánh nặng toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Chi phí chăm sóc sức khỏe vẫn luôn là vấn đề nan giải với nhiều người.

Theo ông, có 10 thách thức về sức khỏe mà toàn cầu đang đối mặt. Ông chia sẻ rất cụ thể trong tham luận tại Hội nghị kỉ niệm 30 năm thành lập LH các Hội UNESCO Việt Nam.

Thứ nhất, đại dịch Covid-19 tuy đã được kiểm soát hưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và thế giới thì vẫn phải đối mặt nhiều thách thức cũ và mới (như tình trạng chậm tiêm chủng hay nguy cơ dịch bệnh trỗi dậy). Thứ hai, nhìn chung các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, HIV/AIDS, sốt rét, bệnh lao, tiêu chảy đều có số lượng giảm tương đối mạnh, tuy nhiên chúng vẫn là những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người.

Thứ ba, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh Alzheimer là những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 74% tổng số ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2020. Thứ tư, nhân loại đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Theo WHO, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, làm tăng số ca mắc bệnh sốt rét, bệnh lao, Alzheimer, gia tăng các bệnh ung thư, tim mạch và dẫn đến sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Thứ năm, một trong những thách thức của thời đại chính là tăng trưởng dân số. Theo WHO, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng lên 8,5 tỷ người vào năm 2030. Điều này đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống y tế và các chính sách chăm sóc sức khỏe. Thứ sáu, sự gia tăng của kháng kháng sinh là một thách thức dai dẳng và cấp bách, có nguy cơ đưa nền y học hiện đại trở lại hàng thập kỷ trước. Thứ bảy, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có ít nhất một nửa dân số thế giới hiện nay không thể tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết, phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, không đủ nước, điều kiện vệ sinh và môi trường cơ bản để hoạt động.

Thứ tám, việc lồng ghép giáo dục về sức khỏe tình dục, sinh sản đang là thách thức lớn của nhiều quốc gia khi tình trạng giáo dục tình dục toàn diện không đầy đủ, mang thai ở tuổi vị thành niên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sức khỏe bà mẹ, phá thai không an toàn,… vẫn còn xảy ra. Thứ chín, bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần cũng là một thách thức lớn, cần được quan tâm chăm sóc. Rối loạn tâm thần là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới và không có bằng chứng nào cho thấy gánh nặng này giảm kể từ năm 1990.

Cuối cùng, an toàn thực phẩm, thiếu thốn về thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng là một trong những thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng ngày nay. Hàng năm có tới gần 1/10 người bị bệnh sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ông Nguyễn Duy Cương khẳng định, để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức y tế và toàn xã hội.

Góp thêm tiếng nói thúc đẩy sự phát triển y học Việt Nam ảnh 3

Với những đóng góp không nhỏ cho ngành y, ông Nguyễn Duy Cương được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng khoa học về Giáo dục đào tạo, Hợp tác quốc tế của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

“Với quan điểm “Chỉ có những điều tốt đẹp mới tạo nên cuộc sống tốt đẹp”, cá nhân tôi mong muốn đóng góp cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng trong việc đầu tư, nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ và đem đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế” – ông Nguyễn Duy Cương khẳng định.

Bên cạnh những đóng góp không mệt mỏi cho nền y học nước nhà, ông Nguyễn Duy Cương còn được nhiều người biết đến với lòng nhiệt huyết và tấm lòng tương thân tương ái rộng mở khi tham gia rất nhiều chương trình từ thiện trong và ngoài nước. Ông đã chung sức xây dựng quê hương bằng những hoạt động thiện nguyện như: Tặng trạm biến áp 400 KVA cho xã Tiên Kiên (Phú Thọ); Tặng các sản phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch cho Thị trấn Hùng Sơn, xã Xuân Huy, xã Bản Nguyên, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, xã chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Hoạt động thiện nguyện của ông Nguyễn Duy Cương trải khắp cả 3 miền: Tặng gạo, dầu ăn, tinh dầu hỗ trợ phòng chống dịch COVID năm 2020 và tặng quà Tết, tiền mặt cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn phường An Phú, Tp Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh năm 2023; Đồng hành với Quỹ CARITAS tài trợ 150 ca mổ mắt tại Thanh Ba - Phú Thọ, Tài trợ 1/3 chi phí xây dựng mới Nhà thờ Đồng Huê huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; Cùng với Công ty NEWGEN và cộng đồng Cửa Sổ Vàng tài trợ xây nhà thờ công giáo tại Tiên Kiên… Ủng hộ kinh phí và tham gia tích cực, góp phần quan trọng vào thành công chương trình Về nguồn "Thắp sáng ngọn lửa tri ân" do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại tỉnh Quảng Trị năm 2023; Tài trợ Chương trình Tri ân Ca nhạc đặc biệt Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ Quốc Gia Vị Xuyên - Hà Giang năm 2023...

Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.