GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì?

Nhắc đến Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng người ta nghĩ ngay đến một con người tài năng, đức độ, một lối sống dung dị và một gia đình hạnh phúc, yên ấm. Điều ít ai biết rằng người bạn đời của ông cũng là một nhà khoa học, một thầy thuốc nhân dân được nhiều người kính trọng và yêu mến – bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu, con gái của nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Câu chuyện tình của hai ông bà được coi là "Cổ tích tình yêu của các nhà khoa học"
GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì?

Chuyện tình giản dị của hai nhà khoa học “quên yêu”

Được biết cả G.S Nguyễn Lân Dũng và vợ PGS.Tiến sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu là hai con người mê khoa học “quên yêu” điều này có đúng không?

Tôi quen vợ tôi khi tôi đã 32 tuổi, vợ tôi kém tôi 4 tuổi. Khi đó cả hai chúng tôi đều say mê khoa học và nghiên cứu, nên dành toàn bộ thời gian của mình ở những phòng thí nghiệm, bệnh viện. Ở thời bấy giờ tầm tuổi của tôi và vợ tôi mà chưa lập gia đình là rất muộn. Thậm chí nhiều người bằng tuổi vợ tôi, phụ nữ đã có mấy con. Chính vì vậy nhiều bạn bè tôi ngày ấy vẫn hay đùa với vợ chồng tôi là mải mê nghiên cứu khoa học nên “quên yêu”.

Ông có thể chia sẻ với bạn đọc mối lương duyên nào đã đưa hai ông bà đến với nhau không?

Năm 1970, khi nghiên cứu đề tài khoa học “Chống mủ xanh cho thương binh”, tôi thường xuyên ra vào Bệnh viện 108, nơi Hiếu công tác để hợp tác với các bác sĩ trong bệnh viện. Thấy bác sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu chưa có người yêu, lại vốn yêu quý Hiếu, nên một người đồng nghiệp của vợ tôi là bác sĩ Quang (Trưởng khoa Vi sinh vật) đã giới thiệu cho chúng tôi làm quen vì thấy cả hai có rất nhiều điểm chung: Nhiệt huyết, say mê công việc và luôn ý thức tự rèn luyện, phấn đấu. Thời đó có rất ít phim chiếu rạp, nhưng không hiểu bằng cách nào, vợ chồng anh Quang kiếm được 4 cái vé rồi rủ hai chúng tôi đi xem phim. Chúng tôi quen nhau rồi yêu nhau đơn giản như thế.

GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì? - anh 1

Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng

Yêu nhau khá muộn, lại bận rộn với công việc nghiên cứu khoa học, tình yêu của ông bà có đẹp và lãng mạn như những cặp đôi khác không?

Thời yêu nhau, vợ tôi ở trong tập thể quân đội, mỗi khi muốn ra cổng là phải xuất trình thẻ. Không muốn vì chuyện tình cảm mà vi phạm kỷ luật quân đội, nên nơi “hẹn hò” của chúng tôi thường chính là Khoa Truyền nhiễm, nơi Hiếu đang làm việc. Công việc của vợ tôi ở khoa khá bận nên ngày còn yêu nhau, không bao giờ tôi đòi hỏi vợ phải đi chơi hay phải gặp gỡ riêng tư. Ngày ngày, tôi vào Khoa Vi sinh làm việc, đến hết giờ làm việc lại sang Khoa Truyền nhiễm, ngồi nói chuyện với các anh chị em trong khoa. Thỉnh thoảng Bệnh viện 108 có phát động phong trào làm bích báo thi đua giữa các khoa, tôi thường là người vẽ đầu báo và trang trí cho bích báo của Khoa Truyền nhiễm. Câu chuyện tình yêu của chúng tôi được gia đình hai bên ủng hộ. Tháng 5/1971, tôi đi theo đoàn bác sĩ vào đường 9 – Nam Lào để chữa bệnh cho bộ đội. Đến tháng 9/1971 thì chúng tôi cưới nhau.

Được biết không lâu sau khi cưới bà Nữ Hiếu đã xung phong vào chiến trường khi đang mang thai đứa con đầu lòng, đây đã trở thành một câu chuyện huyền thoại của gia đình ông, ông có thể chia sẻ thêm với độc giả được không?

Cưới nhau tháng 9 thì tháng 1 năm sau vợ tôi có lệnh điều động vào chiến trường, đó là nguyện vọng của Hiếu từ trước đó rất lâu. Nhưng đúng vào lúc đó thì vợ tôi có những dấu hiệu đầu tiên của việc thai nghén. Sợ ảnh hưởng đến công tác được giao chúng tôi bàn với gia đình sẽ đưa Hiếu ra khám ở một bệnh viện khác. Kết quả Hiếu có thai thật. Vợ tôi mang thai khi đã 30 tuổi nên cả gia đình ai cũng lo lắng, nhưng cuối cùng vẫn đồng ý cho Hiếu vào chiến trường vì đó là nguyện vọng của vợ tôi.

Suốt khoảng thời gian Hiếu vào chiến trường, tôi rất lo lắng, có lúc còn nghĩ đến trường hợp xấu nhất. Thế nhưng may mắn, khi mang thai ở tháng thứ 7, Hiếu trở về an toàn. Đến giờ vợ tôi vẫn thường chia sẻ quyết định cho vợ vào chiến trường khi đó là quyết định can đảm nhất, vĩ đại nhất của tôi. Song cũng phải thú thật, kể cả khi vợ trở về tôi vẫn hết sức lo lắng bởi thời gian ở chiến trường, Hiếu thường xuyên lấy nước sinh hoạt ngoài suối và hái rau ngoài rừng. Mà ngày đó cả khu vực ấy đều bị Mỹ rải chất độc hóa học màu da cam. May rủi thế nào mà vợ tôi lại không bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, có lẽ là nhờ trời thương, nên cuối cùng hai đứa con của tôi ra đời đều lành lặn, khỏe mạnh.

Thắng vợ thì được cái gì?

Nhiều người bạn của vợ chồng giáo sư cho rằng cuộc sống của vợ chồng ông rất hạnh phúc, ít khi nghe thấy ông bà to tiếng, vậy ông có thể chia sẻ bí quyết hạnh phúc của mình không?

Mỗi khi xảy ra tranh luận với vợ, tôi thường tự hỏi “Thắng vợ thì được cái gì?”. Tôi nghĩ trong một gia đình người chồng biết nhường nhịn, người vợ biết điều thì mọi chuyện đều êm thấm. Sự nhường nhịn nhau chính là chìa khóa để giữ hạnh phúc. Tới nay, đã 42 năm trôi qua tôi vẫn tự hào mình chưa từng bao giờ nặng lời với vợ. Vợ tôi làm lãnh đạo ở một bệnh viện lớn, nhiều lúc căng thẳng ở bệnh viện về, Hiếu nói với tôi những điều chưa xác đáng lắm, nhưng tôi không cãi lại bao giờ. Sau đó Hiếu có nói với tôi là: "Sao hôm nọ bà nói sai mà ông không nói lại”. Tôi trả lời: "Đúng như vậy. Thắng vợ thì có vẻ vang gì?

Thế nhưng trong cuộc sống hiện nay không ít gia đình tan vỡ sau những cuộc tranh cãi không có hồi kết. Chính bản thân người trong cuộc cũng ý thức được điều này, song họ vẫn không tránh được nó, vì sao?

Theo tôi, những gia đình trẻ hay xảy ra mâu thuẫn vì ai cũng hiếu thắng, tranh phần thắng về mình. Trong cuộc sống không thiếu gì những lúc nóng nảy, buồn bực. Trong trường hợp đó mà lại hiếu thắng, gân cổ lên cãi nhau thì rất dễ đổ vỡ, những đổ vỡ nhỏ dẫn đến đổ vỡ lớn. Người chồng biết nhường nhịn, người vợ biết điều thì mọi chuyện đều êm thấm. Người chồng biết nhường vợ thì người vợ sẽ càng yêu thương và tôn trọng mình hơn. Tính hiếu thắng đối với xã hội là không hay, đối với gia đình lại càng không hay. Chỉ có sự nhường nhịn mới đem lại hòa khí trong gia đình.

GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì? - anh 2

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Là người quan hệ rộng, lại uyên bác, trong xã hội không ít người thầm ngưỡng mộ ông, có khi nào trong cuộc sống ông xao lòng trước một bóng hình khác không?

Có thể nói sự gương mẫu của bố mẹ tôi đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Cha tôi – cố Giáo sư Nguyễn Lân là một người hết sức mẫu mực và thương yêu vợ con. Tôi có thể khẳng định, trong mắt bố tôi chỉ có duy nhất một người phụ nữ là mẹ tôi. Cho đến giây phút cuối đời, cả đàn con – tám anh chị em chúng tôi đều không tìm thấy giây phút nào đó bố mình xa rời hình ảnh của mẹ.

Hiểu được rằng sự chung thủy rất quan trọng trong cuộc sống hôn nhân gia đình, nên tôi luôn cố gắng học tập lối sống của cha, hết sức nghiêm túc trong các mối quan hệ để tránh bị hiểu nhầm. Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ để xảy ra việc gì khiến vợ phải suy nghĩ, cho nên vợ tôi rất tin tưởng ở tôi. Ngược lại cũng thế, tôi cũng tin tưởng vợ tôi mặc dù Hiếu cũng quan hệ rất rộng, trên cương vị lãnh đạo một bệnh viện lớn như vậy. Tin tưởng nhau thì không xảy ra chuyện gì cả. Với các con tôi cũng cố gắng truyền đạt lại tinh thần đó. Yêu nhau bằng sự tin cậy lẫn nhau là giữ gìn hạnh phúc cho mình và cho con cái mình.

Trải qua 42 năm chung sống, hình ảnh bà Nữ Hiếu có thay đổi gì trong mắt ông không? Cuộc sống của vợ chồng ông giờ đây diễn ra như thế nào?

Vợ tôi rất thành công trong việc "giữ lửa" gia đình bằng sự khéo léo, giỏi giang. Mặc dù giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Quân y 108, học hàm học vị cũng không thua kém chồng, nhưng Hiếu luôn hoàn thành vai trò của một người vợ, người mẹ trong gia đình. Hiện nay chỉ có hai vợ chồng tôi ở trong căn nhà 4 tầng. Chúng tôi thường bỏ trống cả ba tầng trên bởi lý do sức khỏe. Tôi bị bệnh tim, Hiếu bị bệnh khớp, tất cả cuộc sống chỉ tập trung ở dưới tầng một căn nhà 30m2 nhưng vẫn thấy đủ. Chúng tôi vẫn ăn uống, đọc sách và trao đổi với nhau hàng ngày. Trải qua hơn 40 năm gắn bó với nhau, tôi nhận ra rằng tình yêu kỳ diệu giúp cuộc sống hôn nhân trở nên hạnh phúc và đưa con thuyền gia đình vượt qua mọi khó khăn, sóng gió.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.