GS trẻ nhất Việt Nam: Hãy hết mình với đam mê

Giáo sư - Tiến sĩ Sĩ Đức Quang (Khoa Toán - Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội) là một trong hai người được công nhận Giáo sư trẻ nhất năm 2019 khi anh mới 38 tuổi, là người thành danh nhờ con đường tự học, vượt lên hoàn cảnh để kiên trì theo đuổi đam mê khoa học.
GS Sĩ Đức Quang (đứng giữa) cùng với các học viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Lê Vân.
GS Sĩ Đức Quang (đứng giữa) cùng với các học viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Lê Vân.

May mắn vì được tới trường

Tôi gặp GS.TS Sĩ Đức Quang trong một buổi chiều muộn ở Khoa Toán - Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội. Với phong thái giản dị, điềm tĩnh, xuyên suốt câu chuyện, anh luôn nhắc đi nhắc lại “may mắn vì mình được đi học”.

Sĩ Đức Quang sinh năm 1981, trong gia đình có 5 anh chị em ở làng Nghi Khúc, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Anh cũng là con duy nhất trong gia đình được đi học “đến nơi đến chốn”. GS.TS Sĩ Đức Quang không khỏi xúc động: “Tôi có chị gái thứ 2 học giỏi nhất huyện Thuận Thành. Khi biết phải bỏ học chị đã khóc rất nhiều. Gia đình chuyển lên Hoà Bình làm kinh tế, anh trai tôi học lớp 8 phải nghỉ học để phụ giúp bố mẹ. Mẹ tôi thời gian này đau yếu do bệnh tật. Anh trai tôi nói: Bằng mọi giá phải cho Quang đi học, miễn học giỏi là được””. Dù không nói ra lời, những nỗ lực của GS.TS Sĩ Đức Quang sau này cho thấy anh “không làm gia đình vất vả, không trở thành gánh nặng của gia đình”.

Sĩ Đức Quang học trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, thị xã Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Đạt giải học sinh giỏi toán quốc gia năm 1999 nhưng chưa một lần anh đi ôn luyện ở nhà thầy cô. Tài liệu giắt lưng của anh là chương trình cơ bản, tự đọc sách và đọc các tạp chí Toán học Tuổi trẻ, là những cuốn đi mượn.

“Khoảng thời gian tự đọc sách, đọc tạp chí này đã cho tôi nhiều hơn một kỳ thi. Ngày đó, chúng tôi chỉ biết có kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhưng không có thông tin chi tiết như: cấu trúc đề thi bao gồm những phần nào… nên chỉ biết học tất cả những thứ mình có, mượn được”, GS.TS Sĩ Đức Quang cho biết.

Toán học là lãng mạn và bay bổng

Khi còn học phổ thông, Sĩ Đức Quang thích tất cả các môn học. Toán cũng là một môn trong số đó. Nhưng phải đến học trung học, anh mới xác định con đường học toán và làm toán.

Theo GS.TS Sĩ Đức Quang, toán học không khô khan như nhiều người tưởng mà còn là sự lãng mạn và bay bổng. “Làm toán không căng thẳng mà cần đến sự sáng tạo. Không phải lúc nào vùi đầu với toán thì mới ra được hướng giải quyết mà tôi vẫn làm các công việc khác song song. Tôi thích đọc chuyện, trò chuyện, đi uống cà phê với bạn bè, chơi thể thao… Ý tưởng cho các bài toán khó thường nảy sinh trong tích tắc”, GS.TS Sĩ Đức Quang nói.

Nói đến đây, GS.TS Sĩ Đức Quang cho rằng, chính việc học văn và đam mê toán đã giúp anh hiểu được tính sáng tạo, lãng mạn trong việc làm toán. Bản thân GS.TS Sĩ Đức Quang cũng từng là học sinh giỏi văn. Kiến thức văn học những năm cấp II được anh miêu tả “nhiều tác phẩm văn học về cái đẹp, hoàn mĩ, tròn trịa với các tác giả như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu”. Anh chia sẻ: “Bản thân học được rất nhiều từ tác phẩm văn học. Học về sự trung thực, lương thiện và khí khái. Học văn vào thời điểm đó giúp hình thành nên con người tôi như bây giờ”.

Sống được nhờ làm khoa học

Nói về lựa chọn của mình, GS.TS Sĩ Đức Quang cho biết, anh quyết định vào Sư phạm là để theo đuổi đam mê học toán, nghiên cứu toán. “Bản thân mình học những gì thấy đam mê nhất. Có thể về sau không giàu nhưng chắc chắn những gì mình học được sẽ nuôi được mình”. Tuy nhiên, GS.TS Sĩ Đức Quang cũng có giai đoạn “sốc” khi đi học tiến sĩ ở Nhật về, mức lương của anh chỉ là 1,1 triệu đồng/tháng.

“Để có thể duy trì được cuộc sống, tôi đi dạy thêm hệ tại chức, từ xa. Mỗi dịp như thế mức lương trung bình cả tháng là hơn 3 triệu đồng/tháng vào năm 2010. Đó là lúc tôi cảm thấy chạnh lòng nhất”. Những lúc như thế, gặp các thầy giáo của mình, chàng tiến sĩ trẻ nhận được những lời động viên. “GS Lê Dũng Mưu là một người thầy của tôi cũng từng nói: Thầy cũng khổ lắm, lương không đủ nuôi gia đình. Vì thế bắt buộc các em phải làm nghiên cứu tốt hơn để xin được các dự án. Bằng năng lực của mình tham gia những đợt công tác chuyên môn có kinh phí. Như thế mới có thể trang trải được cuộc sống”.

Năm 2012, một tin vui đối với giới nghiên cứu toán nước nhà. Đó là Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020 và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán ra đời, với nhiều khoản tài trợ. “Sau khi có chương trình này, đời sống của người làm khoa học như tôi có nhiều hy vọng hơn. Bản thân những người làm nghiên cứu về toán có những nghiên cứu xứng đáng hơn với sự đầu tư của nhà nước. Làm sao để cộng đồng hiểu được việc học toán, nghiên cứu toán học sẽ dẫn đến khoa học kỹ thuật phát triển”, GS.TS Sĩ Đức Quang cho biết.

Nhìn nhận về giới trẻ với việc lựa chọn ngành toán, nghiên cứu toán học, GS.TS Sĩ Đức Quang cho rằng mặc dù xu thế học sinh giỏi vào ngành toán ngày càng ít đi nhưng khoa Toán vẫn đào tạo được những người theo con đường nghiên cứu toán. “Sinh viên toán áp dụng hiểu biết về khoa học công nghệ mà trước đây chúng tôi không thể áp dụng được”.

GS.TS Sĩ Đức Quang cũng lạc quan với danh sách hồ sơ chức danh Phó Giáo sư ngành toán năm nay khá đông, trên 20 người. Anh tâm sự: “Các thầy nói rằng cứ an tâm làm khoa học tốt thì sẽ sống được. Quả đúng như vậy. Giờ tôi đã có thể lo cuộc sống của bản thân một cách thoải mái và lo cho gia đình. Tôi vẫn muốn nhắc lại với các bạn rằng, khi có đam mê, tất nhiên, xác định được đam mê có ý nghĩa thì hãy làm hết sức mình, không nên vì khó khăn, hay cám dỗ mà thay đổi”, GS.TS Sĩ Đức Quang nói.

GS.TS Sĩ Đức Quang tốt nghiệp cử nhân sư phạm Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội. Được cấp bằng Thạc sĩ năm 2007, ngành Toán học, chuyên ngành: Hình học - Tôpô; Bảo vệ luận án Tiến sỹ Toán học bằng tiếng Anh tại Nhật Bản từ năm 2006 đến 2010, làm nghiên cứu tại viện Toán học Oberwolfach, Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011, Bảo vệ luận án Habilitation à diriger des recherches tại Đại học Université de Bretagne Occidentale; Được bổ nhiệm/công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2013, ngành Toán học; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 2019. GS Sĩ Đức Quang đã công bố 39 bài báo khoa học bằng tiếng Anh, trong đó có 5 bài đăng trên tạp chí quốc gia và 34 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế (34 bài trong danh mục ISI).

Theo Báo Tin tức
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.