Hà Nam: Số hóa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Hà Nam đã tích cực triển khai xây dựng Công trình thanh niên “Số hóa di tích lịch sử, văn hóa”, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.
Chùa Bà Đanh nằm tại xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Chùa Bà Đanh nằm tại xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Chùa Bà Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng) có lịch sử hàng trăm năm tuổi với không gian yên bình, tĩnh lặng cùng nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc. Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nhiều năm nay, chùa Bà Đanh đã trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương đến lễ, tham quan, vãn cảnh và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, lịch sử truyền thống.

Để quảng bá thông tin, hình ảnh di tích lịch sử chùa Bà Đanh, năm 2023, Huyện đoàn Kim Bảng đã thực hiện công trình “Số hóa di tích lịch sử chùa Bà Đanh - núi Ngọc”; sử dụng quét mã QR-code hoặc truy cập website "http://chuabadanh.cargis.vn" để xem video, hình ảnh 360 độ và nghe thuyết minh giới thiệu về di tích lịch sử chùa Bà Đanh.

Chị Phạm Thị Hường (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) cho biết, dịp cuối tuần, chị cùng các đồng nghiệp có kế hoạch đi du lịch. Vì thời gian không nhiều nên nhóm của chị lựa chọn điểm đến là chùa Bà Đanh, tỉnh Hà Nam. Với kiến trúc cổ kính, phong cảnh nên thơ, thanh bình cùng sự linh thiêng của Đức Thánh Bà, đến chùa Bà Đanh là một trải nghiệm thú vị của mọi người. Đặc biệt tại đây, khi quét mã QR-code, mọi người đã hiểu rõ hơn về di tích thông qua video, hình ảnh đẹp, chân thực. Sau chuyến đi này, chị sẽ giới thiệu để người thân, bạn bè đến tham quan, chiêm bái chùa Bà Đanh.

Khu lưu niệm Cát Tường (thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục) là điểm di tích lịch sử văn hóa được tỉnh tôn tạo, xây dựng nhằm tưởng nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ, quân và dân Hà Nam và ghi dấu sự kiện Bác về thăm, nói chuyện, động viên cán bộ, nhân dân chống hạn (năm 1958).

Năm 2018, khu lưu niệm Cát Tường được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, Khu lưu niệm đón hàng nghìn lượt đoàn viên, thiếu nhi trong và ngoài tỉnh đến tham quan, báo công, tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên, đội viên mới.

Năm 2022, Tỉnh đoàn Hà Nam đã thực hiện công trình "Số hóa thông tin di tích lịch sử đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu lưu niệm Cát Tường". Bằng công nghệ không gian ảo VR 360 trên nền tảng số hóa kết hợp các video clip, âm thanh và hình ảnh 2D, du khách chỉ cần quét mã QR-code là đã có được những thông tin đầy đủ, chính xác về di tích.

Em Nguyễn Xuân Hoan (học sinh Trường Trung học Phổ thông Nam Cao, huyện Lý Nhân, Hà Nam) cho biết, em rất vui khi được về thăm Khu lưu niệm Cát Tường, dâng hương báo công với Bác. Chỉ với thao tác đơn giản quét mã QR-code đã giúp chúng em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa lịch sử Khu lưu niệm cũng như những lời dạy của Bác...

Hà Nam hiện có gần 2.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và bảo vệ. Từ năm 2022, Tỉnh đoàn Hà Nam đã có kế hoạch xây dựng công trình thanh niên gắn mã QR thông tin các điểm di tích lịch sử, văn hóa; thành lập các đội thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật về các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trên địa bàn.

Anh Vũ Trần Tùng Anh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Nam cho biết, sau gần 3 năm triển khai, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã xây dựng được 3 công trình thanh niên “Số hóa di tích lịch sử, văn hóa” cấp tỉnh gồm: Đền thờ 10 nữ liệt sỹ dân quân Lam Hạ (thành phố Phủ Lý), chùa Long Đọi Sơn (thị xã Duy Tiên), chùa Bà Đanh - núi Ngọc (huyện Kim Bảng). Ngoài ra, còn có 6 công trình cấp huyện và 12 công trình cấp cơ sở.

Thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai xây dựng các công trình thanh niên “Số hóa di tích lịch sử, văn hóa” nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn; đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 25/4/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030./.

Hà Nội: Tập trung cứu khoảng 3 nghìn cây xanh bị gãy, đổ
Hà Nội: Tập trung cứu khoảng 3 nghìn cây xanh bị gãy, đổ
(Ngày Nay) - Sáng 13/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan đến công tác chiếu sáng đô thị, cây xanh.
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ (SDC) ngày 12/9 thông báo sẽ cử 6 chuyên gia từ bộ phận Viện trợ Nhân đạo Thụy Sĩ đến Việt Nam và cung cấp 1 triệu franc để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tại quốc gia Đông Nam Á này.
Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO
Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO
(Ngày Nay) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng việc dỡ bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây sẽ trực tiếp khiến Mỹ và các đồng minh tham gia vào xung đột với Nga và sẽ bị đáp trả một cách thích hợp.
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
(Ngày Nay) -  Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu sau bão số 3, một số tỉnh, thành phố đã triển khai phương án di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm và chuẩn bị lực lượng, phương tiện cứu hộ khi cần thiết. Mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.