Hà Nội chính thức 'gật đầu' siêu đô thị với 60 vạn dân

(Ngày Nay) - "Siêu" đô thị vệ tinh Hòa Lạc với quy mô nghiên cứu khoảng 17.274 ha và quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 600.000 người (tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm-PV) đã chính thức được HĐND TP Hà Nội thông qua.
Hà Nội chính thức thông qua đô thị vệ tinh Hòa Lạc với 600.000 người đến năm 2030
Hà Nội chính thức thông qua đô thị vệ tinh Hòa Lạc với 600.000 người đến năm 2030

Lo mất bản sắc, lo cơ chế thực hiện

Sáng nay (5/12), với tỷ lệ tán thành 93,5% (96/97 đại biểu), HĐND TP Nội khóa đã thông qua “Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc”. 

Theo ông Lê Vinh, Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 có tỷ lệ 1/10.000 có quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch đề xuất khoảng 17.274ha, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 600.000 người (60 vạn dân).

Đây là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đô thị nghỉ dưỡng, sinh thái, tiết kiệm năng lượng. Chức năng chính của đô thị Hòa Lạc là Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cao của cả nước; Trung tâm Đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề khác; Trung tâm y tế khám, chữa bệnh, điều dưỡng.

Đô thị Hòa Lạc cũng là đô thị vệ tinh lớn nhất trong số 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Cơ bản nhất trí bản quy hoạch và đánh giá cao tầm quan trọng của đô thị này, tuy nhiên ĐB Trần Việt Anh (quận Ba Đình) cho rằng, cần đánh giá đúng yếu tố văn hóa, cần đưa yếu tố văn hóa thành tiêu chí để khi đồ án được phê duyệt, tiến hành chi tiết các phân khu, triển khai đồ án quy hoạch vào thực tế không làm mất đi bản sắc khu vực, nơi chứa đựng nhiều làng nghề nổi tiếng như: Mộc Chàng Sơn; các di tích kiến trúc chùa Tây Phương, chùa Thầy; các lễ hội truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể rối nước đã trở thành văn hóa của xứ Đoài.

“Với một cơ thể cường tráng, khoác một tấm áo mới về quy hoạch thì không thể mất đi linh hồn hay đặc trưng vốn có từ ngàn năm của vùng đất mang trong mình văn hóa xứ Đoài, mà bản sắc phải trở thành tiêu chí, động lực cho phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa”, ĐB  Trần Việt Anh nhấn mạnh.

ĐB Nguyễn Doãn Hoàn (huyện Thạch Thất), đề nghị thành phố báo cáo với Thủ tướng có cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc. Theo ĐB này, việc GPMB phục vụ dự án ĐH Hà Nội rất chậm, hiện 20% còn lại không có kinh phí để thực hiện.

ĐB Hoàn cho rằng, các dự án của nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào khu công nghệ cao Hòa Lạc có chiều hướng tốt, nhưng nếu không đẩy mạnh phát triển khu này thì các dự án tham gia sẽ chậm, vì liên quan đến chỗ ăn ở của nhà khoa học và công nhân.

Đề nghị rà soát lại số dân tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban đô thị (HĐND TP), đề nghị rà soát lại quy mô dân số của khu đô thị Hòa Lạc đến năm 2030. Bởi theo phân tích của ông Quân, vì dân số hiện nay tại Hòa Lạc là khoảng 8,1 vạn dân; đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 15 vạn dân và đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 60 vạn. Như vậy dự tính sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm.

“Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng để dự báo nhu cầu sử dụng đất cũng như dự báo nguồn lực đầu tư, tính khả thi cho từng giai đoạn đầu tư theo quy hoạch”, ông Quân nói.

Bên cạnh đấy, ĐB Quân cũng đề nghị xác định rõ mô hình quản lý phát triển khu đô thị Hoà Lạc là một đô thị vệ tinh phía Tây Hà Nộ. Dự kiến kỹ hơn quy mô xây dựng đô thị theo từng giai đoạn, trong đó cần nêu rõ đề xuất nguồn lực thực hiện; đánh giá kỹ hơn đối với diện tích đất quân đội sử dụng tại khu vực này…

Tại báo cáo thẩm tra, Ban Đô thị HĐND TP cũng cho rằng, Đồ án quy hoạch này được nghiên cứu nghiêm túc, công phu, phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch; các đề xuất có tính khoa học và thực tiễn.

Tuy nhiên, Ban Đô thị đề nghị UBND TP báo cáo bổ sung một số nội dung cần được nêu chi tiết hơn, sâu hơn trong báo cáo tổng hợp thuyết minh quy hoạch như: Rà soát, phân tích kỹ hơn các số liệu dự báo dân số trong thuyết minh; xác định rõ mô hình quản lý phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc, xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển một đô thị mới…

Theo Tiền Phong
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.