Hà Nội: Đẩy mạnh giáo dục di sản trong các trường học

(Ngày Nay) -Chiều 19-9 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Cổ Loa trong các trường học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Cổ Loa trong các trường học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Cổ Loa trong các trường học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Dự Lễ ký kết có bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý.

Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, tính riêng năm 2017, có hơn 2.600 học sinh THCS và 1.300 học sinh Tiểu học được trải nghiệm các chương trình giáo dục di sản, tìm hiểu di sản chuyên sâu tại Hoàng thành Thăng Long. Ngoài ra, hơn 18.000 em nhỏ được trải nghiệm các chương trình Trung thu truyền thống và Tết Việt tại Khu Di sản. Chưa kể, hàng vạn học sinh đã tham quan Khu Di sản theo chương trình thông thường.

Trong năm 2018, thông qua việc ký kết hợp tác với ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa được đẩy mạnh một bước.

Hà Nội: Đẩy mạnh giáo dục di sản trong các trường học ảnh 1

Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình "Vui Tết Trung thu 2018"


Theo văn bản ký kết, hằng năm, các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đưa học sinh tới học tập, trải nghiệm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long vào những khoảng thời gian thích hợp trong năm học. Đây là chương trình ngoại khóa gắn với bộ môn Lịch sử địa phương. Trong đó, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội đã xây dựng các chương trình học tập phù hợp với các cấp học và lứa tuổi, như: Chương trình “Em tìm hiểu di sản” dành cho học sinh các cấp với nhiều trải nghiệm bổ ích như tham quan, học lịch sử qua các chuyên đề, giao lưu cùng các nhà sử học, tham gia các hoạt động tương tác truyền thống như dán quạt, vẽ gốm, in tranh dân gian…; Chương trình chuyên đề “Em làm nhà khảo cổ”; tham quan học tập ngoại khóa, trải nghiệm các trò chơi dân gian…Hằng năm, Trung tâm và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hợp tác, tổng hợp thông tin phản hồi, ý kiến đóng góp của học sinh, giáo viên để từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng tổ chức chương trình.

Hà Nội: Đẩy mạnh giáo dục di sản trong các trường học ảnh 2

Các đại biểu tham quan chương trình


Sự hợp tác này giúp học sinh Thủ đô có điều kiện trải nghiệm di sản, qua đó, thêm gắn bó, tự hào về truyền thống văn hiến nghìn năm của Hà Nội.

Ngay sau lễ ký kết, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc chương trình "Vui Tết Trung thu 2018" với nhiều hoạt động bổ ích. Tại đây, các em được trải nghiệm không gian trưng bày, trang trí Trung thu truyền thống với chủ đề “Giấy hồng vui Tết Trung thu”; tham gia các trò chơi dân gian;trải nghiệm các hoạt động tương tác như tô mặt nạ, nặn tò he, nghệ thuật gấp giấy origami (Nhật Bản); xem biểu diễn múa rối nước… Chương trình Vui Tết Trung thu sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 23-9.

Theo Báo Văn Hóa
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.