Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội ban hành công điện về việc tăng cường một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch liên quan các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và tại cơ sở khám chữa bệnh.
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Theo nội dung công điện, UBND TP Hà Nội quy định đối với người lao động, chuyên gia hiện cư trú trên địa bàn Hà Nội, làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các tỉnh lân cận có xuất hiện ca lây nhiễm:

Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội liên hệ ngay với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất các tỉnh lân cận để lập danh sách các đối tượng nêu trên (họ tên, chỗ ở hiện tại, số điện thoại); gửi Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã để quản lý.

Giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo công an khu vực, tổ COVID cộng đồng rà soát, lập danh sách các đối tượng nêu trên (họ tên, chỗ ở hiện tại, số điện thoại) để chủ động giám sát khi xuất hiện các ca bệnh có liên quan.

Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa phải lập và lưu trữ danh sách phương tiện, lái xe, phụ xe, hành khách, tuyến đường và các địa điểm giao thương trong quá trình di chuyển đi và đến Hà Nội (đặc biệt đối với phương tiện vận chuyển các đối tượng nêu trên), phải khai báo y tế, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Trung ương và Thành phố.

Ngoài ra, toàn bộ người lao động, chuyên gia, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động giao thương thường xuyên tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn các tỉnh/thành phố khác chủ động khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng CNTT hoặc khai báo y tế với Trạm Y tế tại địa phương, cài đặt ứng dụng Bluezone, thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khác theo quy định.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Sở Công thương, UBND các quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo doanh nghiệp chủ động xây dựng kịch bản phòng chống dịch khi xuất hiện các ca dương tính với SARS-Cov-2 (F0) theo quy định của Bộ Y tế.

Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định và các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Các phòng khám tư nhân, nhà thuốc trên địa bàn thành phố khi phát hiện người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở,…phải lập danh sách (họ và tên, số điện thoại, chỗ ở hiện tại, thời gian đến mua thuốc) và thông báo ngay với Trạm Y tế trên địa bàn; giao Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định nếu phát hiện phòng khám tư nhân, nhà thuốc không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường bổ sung trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ, y bác sĩ và nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế, tránh để xảy ra lây nhiễm. Định kỳ xét nghiệm sàng lọc cán bộ, y bác sĩ và nhân viên tiếp xúc với những bệnh nhân nặng, có nguy cơ cao. Thủ trưởng/giám đốc cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm.

Yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh việc rà soát các đối tượng đi từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện K3 Tân Triều, các tỉnh/thành phố Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng và các vùng có dịch, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế, đặc biệt đối với trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở; báo cáo, gửi Sở Y tế tổng hợp hàng ngày.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.