Hà Nội: Tăng cường phòng chống bệnh sởi và bệnh viêm não Nhật Bản

Trước nguy cơ bùng phát bệnh sởi và bệnh viêm não trong mùa Hè, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành, các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tăng cường công tác phòng chống 2 loại bệnh trên.
Nhân viên y tế tiêm phòng cho trẻ tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Nhân viên y tế tiêm phòng cho trẻ tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố giám sát chặt chẽ diễn biến bệnh sởi trên địa bàn, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm xác định trường hợp mắc bệnh, triển khai xử lý ổ bệnh triệt để, không để lan rộng; chuẩn bị đầy đủ vắcxin để cấp cho các đơn vị, phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã rà soát đối tượng tiêm vắcxin sởi, không bỏ sót đối tượng.

Các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã cần giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và cơ sở y tế; tổ chức cách ly và xử lý ổ bệnh kịp thời; tổ chức tiêm vét vắcxin sởi cho các đối tượng trong độ tuổi chưa được tiêm vắcxin sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ; hướng dẫn và yêu cầu tất cả các phòng tiêm chủng trên địa bàn tổ chức tiêm vắcxin phòng sởi để phòng chống bệnh cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên, kể cả đối với các vắcxin dịch vụ sởi-quai bị-rubella (loại vắc-xin có khuyến cáo được tiêm từ đủ 9 tháng tuổi).

Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức phân luồng bệnh nhân nghi mắc sởi ngay từ khu vực phòng khám; bố trí khu vực khám riêng, buồng bệnh cách ly để cấp cứu, điều trị, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế và tập huấn cho cán bộ y tế về phác đồ cấp cứu và điều trị bệnh sởi; đồng thời phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng để thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc bệnh để chủ động giám sát, xử lý tại cộng đồng.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tất cả các đơn vị y tế trong ngành, kể cả các cơ sở tiêm chủng tăng cường tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng chống bệnh sởi; khuyến cáo người dân cho trẻ trong độ tuổi đi tiêm chủng vắcxin sởi đầy đủ và đúng lịch để tăng miễn dịch cho trẻ và miễn dịch tại cộng đồng.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 24/6, thành phố đã có 148 trường hợp mắc sởi. Trong số các trường hợp mắc sởi do chưa được tiêm vắcxin phòng bệnh, nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi, tức là những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng.

Năm 2017, Hà Nội ghi nhận 83 ca mắc sởi, trong đó có gần 1/3 trẻ chưa đến tuổi tiêm vắcxin phòng bệnh sởi.

Bên cạnh đó, để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tăng cường giám sát bệnh tại các bệnh viện và cộng đồng, kịp thời phát hiện những trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản để chủ động triển khai khoanh vùng, xử lý triệt để ổ bệnh.

Trung tâm đôn đốc các đơn vị tổ chức tiêm vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đảm bảo an toàn, chất lượng và đạt tỷ lệ theo quy định; tăng cường giám sát tại các bệnh viện theo phân cấp, kịp thời phát hiện những trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản để chủ động triển khai phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng; tổ chức cho trẻ trong diện tiêm chủng được tiêm đầy đủ, đúng lịch vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đảm bảo an toàn.

Đối với những trẻ đã tiêm đủ các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các cán bộ y tế cần tư vấn để gia đình tiếp tục đưa trẻ đi tiêm nhắc định kỳ cho tới khi đủ 15 tuổi.

Các cơ sở y tế triển khai tuyên truyền về bệnh viêm não Nhật Bản, các biện pháp phòng, chống bệnh cho cộng đồng.

Các cơ sở khám, chữa bệnh đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men, điều trị kịp thời cho người bệnh mắc viêm não Nhật Bản.

Theo Vietnamplus
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.