Hà Nội tuyển học sinh lớp 6 chương trình song bằng như thế nào?

Hà Nội sẽ tiếp tục thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường THCS công lập.
Chương trình đào tạo song bằng được triển khai thí điểm ở cấp THCS từ năm học 2018 - 2019. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN
Chương trình đào tạo song bằng được triển khai thí điểm ở cấp THCS từ năm học 2018 - 2019. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Kiểm tra, đánh giá năng lực môn Toán bằng ngoại ngữ

Theo hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2019 - 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội gửi các phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) trực thuộc, thành phố tiếp tục thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường THCS công lập.

Cụ thể, 7 trường THCS được triển khai thí điểm vẫn là: Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) và lớp 6 THCS của THPT chuyên Hà Nội Amsterdam.

Để tuyển sinh vào các trường này, học sinh phải trải qua bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Cách tính điểm tuyển sinh để làm căn cứ tuyển sinh vào các trường được tính bằng tổng điểm các bài kiểm tra, quy đổi về thang điểm 10.

Cụ thể, học sinh thực hiện 2 bài kiểm tra gồm môn tiếng Anh và Toán bằng tiếng Anh. Trong đó, môn tiếng Anh học sinh trải qua phần viết 45 phút và phần nghe 30 phút. Bài kiểm tra môn toán bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE, thời gian làm bài 60 phút.

Các trường không tự ý đặt ra điều kiện riêng

Đáng chú ý, hướng dẫn nêu rõ Sở GD&ĐT Hà Nội chịu trách nhiệm ra quyết định điểm chuẩn, các trường không được tự ý đặt ra điều kiện nào khác để xét tuyển.

Mỗi học sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng vào trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.

Điểm trúng tuyển lớp 6 chương trình thí điểm đào tạo song bằng năm học 2018 - 2019:

Hà Nội tuyển học sinh lớp 6 chương trình song bằng như thế nào? ảnh 1

Học sinh nhận và nộp đơn đăng ký nguyện vọng tại cơ sở giáo dục nơi học sinh học lớp 5 tiểu học.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, số học sinh dự tuyển, nguyện vọng và điểm tuyển sinh của thí sinh, hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng phương án điểm chuẩn dự kiến. Trường đề xuất điểm chuẩn, xét duyệt với phòng GD&ĐT và sở GD&ĐT.

Học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2.

Trường hợp hạ điểm chuẩn, các trường THCS phải niêm yết công khai số lượng học sinh đã trúng tuyển, số còn thiếu so với chỉ tiêu, điểm chuẩn mới và thời hạn nhận hồ sơ. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh có nguyện vọng 1, không nhận học sinh có nguyện vọng 2.

Danh sách học sinh dự tuyển, điểm tuyển sinh, điểm chuẩn được công bố công khai tại trường THCS.

Như vậy, Hà Nội đã triển khai thí điểm đào tạo chương trình song bằng tới năm thứ 3. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình đào tạo song bằng tại các trường công lập.

Với mong muốn tạo đột phá trong hội nhập quốc tế về giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, năm học 2017 - 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai thí điểm dự án chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An. Năm học 2018 - 2019, Hà Nội mở rộng thí điểm đào tạo song bằng ra 7 trường THCS công lập để tạo nguồn học sinh cho chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT đồng thời mở rộng đào tạo song bằng tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Trong hội thảo về thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết với chương trình đào tạo song bằng, sau khi hoàn thành bậc THCS, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp THCS; đạt trình độ tiếng Anh B1 (theo chuẩn CEFR); nắm bắt được kiến thức các môn Toán, Khoa học, Tin học bằng tiếng Anh; có khả năng thi lấy chứng chỉ IGCSE và các chứng chỉ quốc tế khác nếu có nhu cầu.

Theo Báo Tin tức
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.