Hà Nội vận động 100% các chủ hộ nhà ống mở 'lối thoát nạn thứ 2'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Để người dân Thủ đô nâng cao ý thức, chủ động phòng chống hỏa hoạn, UBND thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Công văn số 2389/UBND-NC về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Theo đó, Công văn có nội dung đáng chú ý, yêu cầu các đơn vị vận động để 100% các hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh mở "lối thoát nạn thứ 2".
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời gian gần đây tại thành phố Hà Nội đã xảy ra 2 vụ cháy nhà dân ở quận Hà Đông và quận Đống Đa, làm nhiều người tử vong. Ở cả 2 vụ cháy đều xảy ra tại những ngôi nhà ống, không tiện lợi cho việc thoát hiểm. Do vậy, cần thiết phải có lối thoát hiểm tại nhà ống để mở đường sống của mỗi người dân.

Vụ thứ nhất, vào 7 giờ 44 phút ngày 13/5/2023, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo cháy nhà dân tại địa chỉ số 24 phố Thành Công, phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội). Sau gần 20 phút, đám cháy đã cơ bản được dập tắt. Tuy nhiên, vụ hỏa hoạn đã làm 4 người trong gia đình tử vong; 1 người bị thương.

Theo quan sát, ngôi nhà bị cháy được hàn khung sắt, bịt kín phía trước giống như "chuồng cọp" để chống trộm. Nhiều đoạn sắt ở trên tầng 2 được lực lượng chức năng cắt ra để cứu hỏa.

Còn sáng sớm ngày 8/7/2023, tại phường Thổ Quan, quận Đống Đa (Hà Nội) đã có 3 nạn nhân tử vong trong vụ hỏa hoạn tại một ngôi nhà ống diện tích khoảng 60 m2.

Từ hai vụ hỏa hoạn trên, có thể thấy, lối thoát hiểm thứ 2 là vô cùng cần thiết, giúp nạn nhân có thể thoát ra ngoài trước khi đám cháy bùng phát, gây hại.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, thành phố có khoảng 500.000 nhà ống, trong đó quận Đống Đa hơn 6.000 nhà, quận Ba Đình hơn 4.000 nhà ống đang có người sinh sống. Do đặc thù “tấc đất tấc vàng” nên lượng nhà ống tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng lên theo từng năm. Nhà ống, với cửa ra vào duy nhất cơ bản được đặt ở phía trước là lối kiến trúc phù hợp với điều kiện đất chật người đông như ở Hà Nội và có thể kết hợp ở và kinh doanh. Chỉ có điều, khi “cái khó bó cái khôn” hoặc “điếc không sợ súng”, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã tận dụng từng cen-ti-mét của căn nhà ống để sinh hoạt. Nhiều căn nhà ống được gia chủ quây kín phía trước và phía sau bằng việc lắp những hàng song sắt kiên cố để vừa chống trộm vừa tận dụng làm nơi phơi áo quần, làm bếp hoặc kho cất giữ đồ cũ... Vì thế nên phần lớn nhà ống ở Hà Nội không có lối thoát hiểm thứ 2 khi sự cố xảy ra ở tầng 1, bịt lối cửa chính.

Cùng với nhà ống thì tại một số khu tập thể cũ, tại nhiều căn hộ, người dân cũng đã làm những “chuồng cọp” bịt kín ở cả 2 đến 3 phía để tận dụng không gian phục vụ sinh hoạt, chỉ để duy nhất lối ra vào.

Do lối sinh hoạt được hình thành từ nhiều năm, trở thành “nét văn hóa cơi nới” của người Hà thành thì chả mấy ai còn quan tâm đến việc mở lối thoát hiểm thứ 2 nữa.

Có thể dẫn chứng, tại một căn hộ trên tầng 5 của khu tập thể cũ Thành Công, quận Ba Đình (Hà Nội) có thiết kế ban đầu là 30 m2. Sau đó gia đình cơi nới thêm ban công phía sau hơn 10 m2 nữa làm rộng hơn nơi sinh sống của 6 người trong gia đình. Không gian thoáng phía sau căn hộ được tận dụng thành phòng ở nên gia đình chẳng còn chỗ nào để mở lối thoát hiểm.

Để người dân Thủ đô nâng cao ý thức, chủ động phòng chống hỏa hoạn, UBND thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Công văn số 2389/UBND-NC về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Theo đó, Công văn có nội dung đáng chú ý, yêu cầu các đơn vị vận động để 100% các hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh mở "lối thoát nạn thứ 2".

Cùng với đó, công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cách phòng, tránh hỏa hoạn được lực lượng Công an các cấp của thành phố Hà Nội triển khai một cách sâu rộng trong thời gian qua. Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, tại các buổi tập huấn, Công an còn tổ chức cho người dân thực hành cách sử dụng dụng cụ dập lửa một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều địa phương của Hà Nội cũng thể hiện rõ vai trò trách nhiệm trong phòng, chống “giặc lửa” bằng cách cho ra mắt mô hình: Nhà tôi có bình chữa cháy; Tổ liên gia phòng cháy chữa cháy; Điểm chữa cháy công cộng… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong phòng, chống cháy nổ; tận dụng được nguồn lực “4 tại chỗ” trong dân để đối phó với hỏa hoạn.

Dù rất tích cực trong tuyên truyền, vận động, song nhiều người cho rằng cần phải có chế tài “cứng” cụ thể, mang tính bắt buộc trong việc xây dựng, sinh hoạt tại mỗi căn nhà ống mới là giải pháp căn cơ trong ngăn chặn hỏa hoạn.

Theo đó, cơ quan chức năng khi cấp phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở kết hợp kinh doanh cần yêu cầu chủ hộ bố trí có 1 lối thoát hiểm thứ 2. Lối thoát hiểm thứ 2 có thể bố trí qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà… để thoát nạn khi cần thiết. Nếu tạo lối thoát qua mái, qua lồng sắt, cửa thoát cần có kích thước khoảng 80 cm.

Ngoài việc cần bổ sung quy định, cơ quan chức năng của thành phố cần thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, định kỳ hoặc đột xuất kiếm tra việc chấp hành quy định đảm bảo yêu cầu phòng cháy với những công trình xây dựng cũ. Công việc tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra việc chấp hành quy định về phòng cháy cần được hướng đến như một giải pháp để đảm bảo cho an toàn của chính người dân, để họ tự trang bị các giải pháp phòng cháy cho gia đình.

Khi các tiêu chí an toàn phòng cháy với nhà riêng lẻ, nhất là những căn nhà ống, ngõ nhỏ được xây dựng từ trước được đảm bảo, quy định về phòng cháy với nhà xây mới được tuân thủ, hậu quả của các vụ hỏa hoạn cũng sẽ được giảm thiểu. Trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 127 vụ cháy lớn nhỏ, làm 6 người tử vong, 9 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính nhiều tỷ đồng. Những con số trên cho thấy sự khốc liệt của hỏa hoạn nên cần đặc biệt đề cao công tác phòng, chống cháy trong mỗi khu dân cư, nhất là đối với nhà ống, nhà chung cư cũ ở các quận nội đô.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.