Hải Dương: Đề nghị chấp thuận, thu hồi trên 374 ha đất để thực hiện dự án, công trình

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 (lần 2) do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức vào ngày 5/4, các thành viên Ủy ban đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh chấp thuận thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án, công trình phát sinh trong năm 2024 trên địa bàn.
Đồng chí Lưu Văn Bản, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì phiên họp tháng 4 (lần 2) của UBND tỉnh vào chiều 5/4.
Đồng chí Lưu Văn Bản, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì phiên họp tháng 4 (lần 2) của UBND tỉnh vào chiều 5/4.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương Nguyễn Thị Như Trang, đề nghị chấp thuận thu hồi 374,8 ha đất được đưa ra để thực hiện 92 dự án, công trình trên địa bàn.

Trong đó, một công trình, dự án đã được HĐND tỉnh chấp thuận nhưng quá thời hạn 3 năm, đề nghị tiếp tục thực hiện trong năm 2024; 36 công trình, dự án đăng ký mới đã có trong quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã được bố trí nguồn vốn để thực hiện đối với dự án đầu tư công; 55 công trình, dự án chưa có trong quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo quy định chưa đủ điều kiện), nhưng đã được cập nhật vào dự thảo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện.

Các công trình, dự án trên là những công trình hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục và các điểm xử lý nhà đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở gồm: 12 công trình đất giao thông; 2 công trình đất xây dựng cơ sở y tế; một công trình đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo; 32 công trình đất ở tại nông thôn; 8 công trình đất ở tại đô thị.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cũng đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng 138,21 ha đất trồng lúa để thực hiện 58 dự án, công trình trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có một công trình, dự án đã được HĐND cho phép chuyển mục đích nhưng quá thời hạn 3 năm, đề nghị tiếp tục thực hiện trong năm 2024; 46 công trình, dự án đăng ký mới đã có trong quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 11 công trình, dự án chưa có trong quy hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng đã được cập nhật trong dự thảo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản thống nhất với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, giao Sở tiếp tục hoàn thiện, tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện tờ trình để trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua.

Hải Dương: Đề nghị chấp thuận, thu hồi trên 374 ha đất để thực hiện dự án, công trình ảnh 1

Quang cảnh phiên họp UBND tỉnh Hải Dương tháng 4 (lần 2) chiều 5/4.

Cũng tại phiên họp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng đề nghị điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng phân bổ dựa trên Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch chuyên ngành khác. Một số loại đất được điều chỉnh chỉ tiêu gồm: đất nông nghiệp (đất rừng, đất trồng lúa…), đất phi nông nghiệp (đất quốc phòng, an ninh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao, năng lượng, y tế, đất ở đô thị, nông thôn…), đất chưa sử dụng.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, việc phân bổ chỉ tiêu còn một số bất cập như: việc khai thác đưa vào sử dụng đối với diện tích trồng lúa còn lại trên địa bàn thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Tứ Kỳ, Nam Sách, Ninh Giang là rất hạn chế, không thực hiện được (do chỉ tiêu đất chuyên trồng lúa nước toàn tỉnh đến năm 2030 phải đảm bảo là 46.444 ha). Vì vậy, việc phân bổ chỉ tiêu đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn các địa phương trên nhằm đảm bảo đúng chỉ tiêu quốc gia phân bổ….

Với nội dung này, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản thống nhất với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường và giao Sở tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo quy định./.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.