Hàng trăm hộ dân sống chung với ô nhiễm từ làng nghề bún

Hàng trăm hộ dân đang sống chung với ô nhiễm từ nước thải do các cơ sở sản xuất bún của địa phương xả thẳng ra môi trường. Lâu ngày đất bị ô nhiễm, sinh lầy, thậm chí ngay trong vườn nhà người dân đang sinh sống bị bốc mùi chua, hôi.
 
Máy sản xuất bún tươi
Máy sản xuất bún tươi

Nghề làm bún xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện việc làm cho hàng trăm lao động và giúp nhiều hộ có cuộc sống khá giả. Nhưng hiện nay, mỗi ngày, hàng trăm khối nước thải từ làng nghề bún xả trực tiếp ra sông, đồng ruộng… đang gây ô nhiễm môi trường.

Hàng trăm hộ dân đang sống chung với ô nhiễm từ nước thải do các cơ sở sản xuất bún của địa phương xả thẳng ra môi trường. Lâu ngày đất bị ô nhiễm, sinh lầy, thậm chí ngay trong vườn nhà người dân đang sinh sống bị bốc mùi chua, hôi.

Thôn Phú Mỹ với hơn 70 cơ sở sản xuất bún, hầu hết các hộ làm bún đều làm bún theo cách truyền thống, tự phát và thủ công, kết hợp chăn nuôi heo để tận dụng phế phẩm từ sản xuất bún.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Chi, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Mỹ: “Chỉ khoảng 50% số hộ thực hiện làm hầm biogas để giảm thiểu ô nhiễm nước thải sản xuất bún và chăn nuôi, còn lại thì thì xả thải trực tiếp ra môi trường kênh mương, hoặc thải ra trong vườn nhà, lâu ngày gây mùi chua, sình lầy đất, thậm chí ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân”.

Tại cánh đồng Bàu Lá, xã Nghĩa Mỹ có 11,6 ha diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang do quá trình lấy đất sét làm gạch trước đây của một số hộ dân, dẫn đến khu vực này ngập úng. Các cơ sở sản xuất bún kết hợp chăn nuôi tiếp tục xả thải ra tuyến mương rút Bàu Lá dẫn vào cánh đồng, gây sình lầy làm nước không rút được, cánh đồng đến nay vẫn bỏ trắng. 

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Mỹ cho biết: “Địa phương đã thực hiện nạo vét nhiều lần nhưng vẫn không thể sản xuất được, cứ nạo vét thì một thời gian sau lại như cũ. Hiện nay, địa phương đang tiếp tục xem xét cải tạo diện tích này”.

Hàng trăm hộ dân sống chung với ô nhiễm từ làng nghề bún ảnh 1 Mặc dù đầu tư 2 hầm biogas, ông Trí vẫn mong có giải pháp giữ lại làng nghề.

Ông Nguyễn Hữu Trí, ở thôn Phú Mỹ, xã Nghĩa Mỹ, một hộ làm bún, chia sẻ: “Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cơ sở làm bún đã xây dựng 2 hầm biogas với tổng chi phí là 20 triệu đồng. Trước mắt, tôi thấy hầm biogas có hiệu quả giảm thiểu mùi hôi, vừa sử dụng làm khí đốt. Có rất nhiều hộ vì khó khăn kinh tế nên họ không thể thực hiện, dẫn đến ô nhiễm môi trường nước thải từ nghề bún”. 

Về nghề làm bún, theo ông Trí, bao đời nay, người dân làm bún thủ công, mỗi 1kg gạo, người giỏi nghề thì làm được 2-2,2kg bún, không thạo nghề thì cũng được 1,8kg, có người cả ngày có thể làm cả 100kg bún, bán khắp các khu vực lân cận. “Tôi mong rằng Nhà nước hỗ trợ làm khu vực hố giữ lại nước thải, xử lý làm ô nhiễm môi trường, có thể 5-10 cơ sở làm bún xử lý chung một địa điểm kết hợp hầm biogas”, ông Trí nói.

Ông Tôn Long Nghênh, Trưởng phòng TN&MT huyện Tư Nghĩa, cho biết: “Hầu hết cơ sở làm bún đều tự phát, chưa có quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải chưa được các hộ đầu tư. Ngành đang tiến hành làm việc với các đơn vị tư vấn nhằm đưa ra đánh giá mức độ ô nhiễm và sẽ có hướng giải quyết sắp tới”.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.