Hành trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Chợ Củi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể về hành trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đền Chợ Củi, ông Nguyễn Sỹ Quý (62 tuổi, ngụ xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), dòng họ của ông đã có 8 đời làm nhà sinh sống ở cạnh ngôi đền này, làm thủ nhang của đền và tự nguyện bỏ công sức và tiền của để tu bổ ngôi đền, chăm lo hương khói cho các vị Phật, Thánh. Hiện nay, trong đền Chợ Củi có ban thờ tổ tiên của dòng họ Nguyễn Sỹ.
Một góc Di tích Quốc gia đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Một góc Di tích Quốc gia đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Theo thủ nhang Nguyễn Sỹ Quý, gia phả dòng họ thể hiện từ hàng trăm năm trước, ông tổ của dòng họ ông là Nguyễn Văn Tịu đã xây dựng một am nhỏ để thờ Phật, Thánh và tổ tiên tại mảnh đất nơi có đền Chợ Củi ngày nay.

Lâu dần, người dân nhiều nơi di cư đến sinh sống rồi tìm vào lễ bái, hương khói. Chính vì vậy, Di tích Quốc gia đền Chợ Củi cũng chính là nơi thờ tự tổ tiên nhiều đời của dòng họ Nguyễn Sỹ tại xã Xuân Hồng.

Khoảng thời gian đền Chợ Củi chịu nhiều biến động nhất chính là khoảng thời gian mà ông Nguyễn Sỹ Quýnh (cha ruột ông Quý) đảm nhận trách nhiệm thủ nhang của ngôi đền. Năm 1968, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng khốc liệt, đền Chợ Củi rơi vào cảnh đổ nát do bom Mỹ đánh phá khu vực phía sau núi Ngũ Mã.

Để dựng lại ngôi đền, ông Quýnh cùng gia đình, dòng họ đã nhiều lần đứng lên vận động nhân dân trong vùng cùng giúp sức để mua tranh, mua ngói về lợp lại đền. Cũng trong thời gian này, căn nhà đơn sơ nằm cạnh đền Chợ Củi của gia đình ông Quýnh cùng chính ngôi đền này trở thành cất giữ và trung chuyển lương thực, đạn dược phục vụ kháng chiến.

Hành trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Chợ Củi ảnh 1

Bia ghi nhận công đức đặt trong khuôn viên đền Chợ Củi, trong đó có phần ghi nhận gia đình thủ nhang nhà đền là chủ đầu tư tu bổ và tôn tạo đền.

Ông Quý nhớ lại: “Năm 1971, do bối cảnh đất nước chưa được thống nhất, chiến trường miền Nam đang còn ác liệt, cùng với một số yếu tố khách quan đem lại, đền Chợ Củi có nguy cơ bị xoá sổ và trở thành phế tích. Cha tôi cùng dòng họ khi đó đã quyết tâm bằng mọi giá phải giữ được ngôi đền. Rất may mắn, những nỗ lực đó của dòng họ chúng tôi đã thành công và ngôi đền đã được gìn giữ và bảo tồn đến ngày hôm nay”.

Được biết, năm 1993, đền Chợ Củi được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia. Cũng trong năm này, cha ông Quý ngoài nhiệm vụ thủ nhang còn được giao thêm nhiệm vụ quản lý ngôi đền. Sau này, theo truyền thống “cha truyền con nối” của dòng họ, hai anh em ông Nguyễn Sỹ Quý và ông Nguyễn Sỹ Hoá được cha giao lại cho nhiệm vụ trở thành những thủ nhang tiếp theo và nhiệm vụ quản lý của ngôi đền linh thiêng này.

Ông Quý cùng ông Hóa sau đó đã tham gia vào Tổ nội tự thuộc Ban Quản lý Di tích đền Chợ Củi, trở thành đồng thủ nhang của đền từ đó đến nay. Nhiều năm qua, các cấp, các ban ngành chức năng cùng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã luôn quan tâm hướng dẫn và có nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn và gìn giữ Di tích đền Chợ Củi.

Ông Quý khẳng định, quá trình quản lý tại đền, định kỳ hàng năm, ông Quý và ông Hoá sau khi kiểm đếm số tiền công đức thu được đều nộp vào ngân sách đầy đủ theo quy định; ngoài ra còn ủng hộ cho một số hoạt động của các trường học và đoàn thể tại địa phương. Gia đình ông cũng tự nguyện đóng góp tu bổ, sửa chữa các hạng mục xuống cấp tại đền.

Hành trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Chợ Củi ảnh 2

Ông Nguyễn Sỹ Quý cùng gia đình tha thiết mong mỏi được các ngànhchức năng lưu tâm xem xét, chấp thuận cho được tiếp tục thực hiện các côngviệc tại Ban quản lý di tích, cùng với đó là vai trò thủ nhang nhà đền và tiếp tụcđược chịu trách nhiệm quản lý khu vực nội tự của Di tích đền Chợ Củi.

Đến năm 2012 - 2013, trước hiện trạng nhiều hạng mục của Di tích đền Chợ Củi đã bị xuống cấp nghiêm trọng; gia đình ông Quý đã có đơn xin tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn kinh phí do gia đình ông Quý công đc và nguồn xã hội hoá gửi tới UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch. Thời điểm này, ông Quý đảm nhận vị trí Phó trưởng Ban quản lý di tích kiêm thủ nhang nhà đền.

Năm 2014, dự án tu bổ và tôn tạo Di tích đền Chợ Củi do gia đình ông Quý làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng đã được các cơ quan chức năng chấp thuận, phê duyệt. Và đến năm 2015, Di tích Quốc gia đền Chợ Củi đã chính thức được khởi công xây dựng, sửa chữa, tu bổ và tôn tạo.

Ngày 5/1/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kết luận thanh tra số 07KT-UBND về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi; trong đó chỉ ra bất cập, tồn tại, hạn chế trong hoạt động và công tác quản lý đền Chợ Củi thời gian qua.

Ngành chức năng cũng chỉ ra những bất cập trong quản lý của lãnh đạo địa phương và Ban Quản lý di tích về việc giao khoán tiền công đức cho thủ nhang. Ngoài ra, chưa thực hiện nhiệm vụ về quy hoạch của đền đã được duyệt dẫn đến việc cơi nới, vi phạm của một số gia đình.

Từ đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, đơn vị được xác định có sai phạm, thiếu trách nhiệm. Yêu cầu chấn chỉnh, thực hiện nhiệm vụ, vai trò và quy hoạch đã đề ra. Ngoài ra, đơn vị quản lý cũng được yêu cầu lập Hội đồng quản lý, kiểm kê tiền công đức để nộp vào ngân sách.

Đồng thời, yêu cầu gia đình thủ nhang tại đền Chợ Củi chấm dứt việc “chiếm hữu”, quản lý khu vực nội tự của đền, bàn giao cho Ban Quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân trước ngày 15/1/2024. Nếu không thực hiện sẽ tổ chức cưỡng chế việc bàn giao và quản lý.

Bày tỏ nguyện vọng mong được các ngành chức năng lưu tâm xem xét tiếp tục giao phó việc quản lý, bảo tồn và gìn giữ Di tích đền Chợ Củi như nhiều năm qua đã thực hiện, ông Quý cho biết, gia đình ông hoàn toàn nhất trí, đồng thuận, ủng hộ và chấp hành đối với những nội dung trong Kết luận thanh tra công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại di tích cũng như chủ trương của Nhà nước trong việc thành lập Ban quản lý di tích.

Hành trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Chợ Củi ảnh 3

Văn bia ghi lại thông tin lịch sử tại đền Chợ Củi.

Tuy nhiên, ông Quý cho rằng, hoàn toàn không có việc gia đình ông “chiếm hữu” khu vực nội tự của đền Chợ Củi. Do thời gian đầu khi mới tiếp nhận vị trí Phó trưởng Ban quản lý di tích, ông Quý cùng gia đình chưa có hiểu biết nhiều về đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện, dẫn tới việc gia đình đã chủ động thực hiện các công việc quản lý tại đền Chợ Củi theo cách hiểu cá nhân, dẫn tới có những sơ suất trong công tác quản lý.

“Gia đình chúng tôi tha thiết đề nghị các cấp, các ngành chức năng xem xét tạo điều kiện, xem xét giữ lại đại diện gia đình, dòng họ Nguyễn Sỹ được tiếp tục đảm nhiệm vị trí Phó ban quản lý Di tích đền Chợ Củi, chịu trách nhiệm quản lý nội tự. Kính mong các ban ngành chức năng và các cấp chính quyền xem xét, chấp thuận cho gia đình chúng tôi được tiếp tục thực hiện các công việc tại Ban quản lý di tích, cùng với đó là vai trò thủ nhang nhà đền, tiếp tục được chịu trách nhiệm quản lý khu vực nội tự của đền Chợ Củi. Để chúng tôi được tiếp nối, gìn giữ và phát huy truyền thống nhiều đời của dòng họ, cũng như làm tròn bổn phận đã được tổ tiên giao phó”, ông Quý bày tỏ.

Người dân sinh sống tại khu vực cho biết, dòng họ Nguyễn Sỹ đã có nhiều đời sinh sống bên cạnh đền Chơ Củi và làm thủ nhang tại đền. Quá trình hình thành, phát triển, gìn giữ và tôn tạo Di tích đền Chợ Củi có công rất lớn của dòng họ Nguyễn Sỹ và gia đình các thủ nhang Nguyễn Sỹ Quý, Nguyễn Sỹ Hoá. Tất cả công lao này đều đã được các cấp chính quyền cũng như nhân dân địa phương chứng kiến và ghi nhận.

Theo tìm hiểu được biết, thủ nhang theo quy ước là người đứng đầu, có quyền quản lý một đền, phủ hay điện thờ và cũng là người thực hiện các nghi thức hành lễ. Thủ nhang có thể là chủ sở hữu nơi thờ tự, hoặc cũng có thể không, nhưng luôn là người được nhân dân địa phương tín nhiệm.

Trường hợp là điện thờ tư gia thì thủ nhang cũng chính là chủ sở hữu của điện thờ đó. Trong trường hợp là đền, phủ do Nhà nước và cơ quan chức năng quản lý thì thủ nhang chỉ là người đại diện để quản lý đền, phủ đó chứ không phải là chủ sở hữu.

Bài tiếp theo: Bảo tồn Di tích đền Chợ Củi: Nhà nước và nhân dân cùng đồng hành

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.