Hành trình phục hồi Ukraine cùng UNESCO và Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhật Bản tài trợ 14,6 triệu USD cho UNESCO để hỗ trợ Ukraine phục hồi di sản, giáo dục và truyền thông.
Nhật Bản tài trợ 14,6 triệu USD cho UNESCO để hỗ trợ Ukraine. Ảnh: UNESCO/Christelle ALIX
Nhật Bản tài trợ 14,6 triệu USD cho UNESCO để hỗ trợ Ukraine. Ảnh: UNESCO/Christelle ALIX

Ngày 7/2/2024, tại trụ sở chính của UNESCO tại Paris (Pháp), bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO và ông Takehiro Kano, Đại sứ và Đại biểu thường trực của Nhật Bản tại UNESCO đã ký kết thỏa thuận tài chính trị giá 14,6 triệu USD nhằm hỗ trợ Ukraine.

Khoản tài trợ này sẽ giúp UNESCO tăng cường các hoạt động nhằm khôi phục di sản văn hóa, giáo dục và truyền thông tại Ukraine, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột.

Các dự án UNESCO tại Ukraine năm 2024

Nhờ khoản tài trợ 14,6 triệu USD từ Nhật Bản, UNESCO sẽ triển khai nhiều dự án quan trọng tại Ukraine trong năm 2024, tập trung vào ba lĩnh vực chính: văn hóa, giáo dục và báo chí, truyền thông.

UNESCO hỗ trợ sửa chữa, bảo vệ các di sản văn hóa bị hư hại, bao gồm các di tích lịch sử, khu khảo cổ và các công trình tôn giáo.

Bên cạnh đó, tổ chức sẽ giúp khôi phục cơ sở hạ tầng giáo dục bị phá hủy, cung cấp sách giáo khoa và tài liệu học tập cho học sinh, hỗ trợ giáo viên tiếp tục giảng dạy.

Ngoài ra, UNESCO còn thúc đẩy tự do báo chí, hỗ trợ các nhà báo và các cơ quan truyền thông hoạt động trong môi trường an toàn, tự do.

Những thành tựu của UNESCO tại Ukraine trong năm 2023

Về di sản, hơn 200 chuyên gia văn hóa được đào tạo về các biện pháp khẩn cấp và đánh giá thiệt hại. Các nhà quản lý được cung cấp bộ dụng cụ sơ cứu di sản để hạn chế rủi ro và bảo vệ di sản.

Về giáo dục, hơn 7.000 nhà tâm lý học học đường được đào tạo về hỗ trợ tâm lý xã hội. Chương trình giảng dạy mới được xây dựng để hỗ trợ nhân viên giáo dục đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho học sinh.

Về truyền thông, 230 nhà báo được đào tạo về an ninh thực địa. 200 nhà báo được hỗ trợ tài chính để duy trì hoạt động và cung cấp thông tin chính xác.

Theo UNESCO
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.