Hiệu trưởng ĐH Đông Đô bị bắt, Bộ Giáo dục có vô can trong kiểm soát đào tạo văn bằng 2?

Các quy định chặt chẽ tại sao vẫn có chuyện Trường ĐH Đông Đô thực hiện hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay biết?
Trường ĐH Đông Đô dù không được đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nhưng vẫn chiêu sinh và cấp bằng cho hàng trăm sinh viên.
Trường ĐH Đông Đô dù không được đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nhưng vẫn chiêu sinh và cấp bằng cho hàng trăm sinh viên.

Theo cơ quan điều tra, dù không được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nhưng Trường ĐH Đông Đô vẫn có phôi bằng để hợp thức hóa hàng nghìn văn bằng.

Trong khi đó, theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc đào tạo văn bằng 2 quy định rõ, việc đào tạo bằng đại học thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ GD-ĐT và đối với những ngành đã được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khoá chính qui của ngành đó tốt nghiệp.

Cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GD-ĐT. Trên cơ sở đề nghị về chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quy hàng năm và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các cơ sở có đủ điều kiện.

Để hợp lý hóa hồ sơ cấp văn bằng 2, Trường ĐH Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian 1 đến 2 ngày (học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ) và được cấp bằng tốt nghiệp sau 3 đến 6 tháng từ lúc nộp hồ sơ mà không phải đi học.

Kể từ năm 2016, trường này đã tuyển sinh hàng nghìn học viên. Nhờ vậy, trường đã thu lợi bất chính với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Mặc dù tại Luật Giáo dục Đại học năm 2012, các trường đại học được mở rộng phạm vi thực hiện quyền tự chủ, nhưng riêng với đào tạo văn bằng 2 vẫn được Bộ quản lý và giám sát chặt chẽ.

Cụ thể, chậm nhất là một tháng sau khi hoàn tất công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải gửi báo cáo danh sách tuyển sinh; một tháng sau khi kết thúc mỗi khoá học phải gửi báo cáo danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp về Bộ GD-ĐT và Bộ chủ quản để theo dõi.

Chặt chẽ như vậy, tại sao vẫn có chuyện Trường ĐH Đông Đô thực hiện hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay biết?

Tự chủ đại học là mong muốn của các nhà làm luật nhằm phát huy nội lực của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, quyền tự chủ này cần phải được gắn liền với trách nhiệm giải trình và sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của Bộ GD-ĐT. Có như vậy, các trường được tự chủ mới không thể tự tung tự tác, lợi dụng những kẽ hở để trục lợi trái quy định.

Có hay không sự lỏng lẻo của cơ quan quản lý?

ThS. Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong vụ việc này không đơn giản là câu chuyện một trường tự đào tạo hàng nghìn học viên qua nhiều năm mà Bộ không hề hay biết và không có sự quản lý.

“Theo quy định, hàng năm các cơ sở giáo dục ĐH phải báo cáo tổng số chỉ tiêu tuyển sinh, lượng trúng tuyển, lượng tốt nghiệp, lượng phôi văn bằng đã in, sử dụng... Do vậy, không có chuyện trường đào tạo "chui" mà Bộ không biết. Cơ quan điều tra cần phải làm rõ việc trường này có báo cáo đầy đủ với Bộ GD-ĐT hay không; nếu có thì nội dung báo cáo có chuẩn xác không?

Với các đơn vị tổ chức liên quan, kể cả đơn vị quản lý, thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cần xem xét có thực hiện hết trách nhiệm quản lý, giám sát hay không và việc báo cáo kiểm tra thể hiện qua những văn bản, tài liệu nào,…”

“Yếu tố quan trọng là phải xác định bằng do Trường ĐH Đông Đô cấp có phải là “giả” không. Nếu cơ quan công an làm rõ bằng đại học do trường này cấp là tài liệu giả (giả về con dấu, giả về thẩm quyền cấp bằng, giả về phôi, giả về người có thẩm quyền ký hay nội dung bị tẩy sửa,…) thì người cấp và sử dụng bằng giả có nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, Luật sư Cường nói.

Trước những sai phạm của Trường ĐH Đông Đô, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, trước hết Bộ GD-ĐT cần chủ động kiểm tra và làm rõ trách nhiệm về phía mình.

“Chắc chắn có khe hở từ phía Bộ GD-ĐT nên các trường mới có thể lợi dụng điều đó để trục lợi. Với trình độ in hiện tại, muốn làm dối phôi bằng không hề khó. Cho nên, dù việc này đã được phân quyền về các trường nhưng trách nhiệm của Bộ vẫn phải thường xuyên thanh tra, giám sát. Nếu làm chặt chẽ điều này, việc phát hiện ra sai phạm là không khó. Nhưng vừa qua, việc phát hiện sai phạm phía trường Đông Đô của Bộ lại bị chậm”.

Xử lý như thế nào với những bằng đã cấp?

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hiện nay, các học viên học văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của trường này có thể chia làm hai nhóm: không thi tuyển và "học thật, thi thật".

Trường ĐH Đông Đô tuyển sinh từ năm 2016 và công khai trên website của nhà trường, có thu học phí, có tổ chức lớp học, thi cử có kết quả thi.

Do vậy, những người học tham gia thi tuyển sinh, tham gia học tập đào tạo theo đúng nội dung chương trình, “học thật thi thật”; họ không biết được những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ nhà trường thì những học viên này phải được đảm bảo quyền lợi cấp bằng.

Còn trường hợp thứ hai là những người bỏ tiền ra để nhà trường hợp thức hóa hồ sơ, cấp bằng tốt nghiệp dù không tham gia học tập hay thi tuyển thì đương nhiên là không hợp pháp. Trường hợp này cần phải xử lý nghiêm minh và thu hồi toàn bộ bằng, chứng chỉ đã được cấp.

Theo Vietnamnet
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.