Hóa đơn tiền nước cao bất thường do bị “dồn chỉ số”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nếu lượng nước tiêu thụ do chu kỳ đọc số kéo dài hoặc do tính trung bình mà bị “dồn chỉ số” thì các công ty thành viên của Sawaco sẽ cấp bù định mức cho người tiêu dùng.
Hóa đơn tiền nước của khách hàng tăng cao trong đợt giãn cách xã hội.
Hóa đơn tiền nước của khách hàng tăng cao trong đợt giãn cách xã hội.

Ngày 21/10, một số người dân trên địa bàn TP.HCM phản ánh tình trạng hoá đơn tiền nước kỳ tháng 9/2021 tăng cao bất thường. Một người dân ở TP.Thủ Đức phải thanh toán hơn 7,4 triệu đồng cho 479m2 nước, tính từ ngày 22/9 đến 21/10.

Một người dân ở Hóc Môn cũng có hóa đơn lên đến 6 con số 0 dù theo lời kể, những tháng giãn cách xã hội, hộ gia đình này sử dụng nước rất tiết kiệm. Nhẩm tính theo đơn giá 6.300 đồng/m3, tính theo giá thực tế thì người dân phải trả cao hơn nhiều so với quy định.

Để làm rõ vấn đề này, Phóng viên Ngày Nay đã liên hệ với Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) nhằm có thông tin đa chiều về sự việc. Thừa ủy quyền của Tổng Giám đốc, ông Lê Trọng Thuần – Trưởng phòng Kinh doanh dịch vụ khách hàng xác nhận những phản ánh trên của người dân là có thật.

Ông Thuần cho biết, Sawaco đã nhận được thông tin từ các công ty thành viên. Về vấn đề này, do tình hình giãn cách xã hội của TP.HCM diễn ra khá dài lên đến 4-5 kỳ thanh toán hóa đơn tiền nước. Nhân viên đọc chỉ số nước không tiếp cận được căn hộ do giãn cách, các vùng cách ly nên không thể tiếp cận đồng hồ nước.

Theo Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về ban hành quy định về cung cấp sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn TP.HCM, Sawaco đã tính bình quân 3 kỳ trước đó để tính tháng kế tiếp. Ví dụ, không tiếp cận được đồng hồ nước từ tháng 6 sẽ lấy trung bình của kỳ nước tháng 3, 4 và 5 để tính cho kỳ nước của tháng 6.

Ông Thuần phân tích, do tháng 7, tháng 8, tháng 9 vẫn không tiếp cận được đồng hồ nước của người dân và đến tháng 10 mới tiếp cận được thì khối lượng nước tiêu thụ tăng cao. Theo đánh giá, đa số người dân bị dồn chỉ số nước.

Ví dụ, 3 tháng trước đó trung bình sử dụng khoảng 10 khối thì tính trung bình khoảng 10 khối trong 4 kỳ giãn cách xã hội. Trong thời gian mùa dịch, người dân ở nhà tiêu thụ nước nhiều hơn. Đến khi xác định được chỉ số tiêu thụ nước thực sự thì bị “dồn chỉ số”. Khi bị “dồn chỉ số” sẽ khiến cho người dân bị tính tiền theo cách vượt định mức tiêu thụ.

Ông Lê Trọng Thuần đánh giá, về nguyên tắc, đối với những trường hợp này, các công ty thành viên của Sawaco sẽ tính lại tiền nước bằng cách cấp bù định mức cho khách hàng. Một số ít trường hợp cụ thể, trong thời gian giãn cách không ở tại căn hộ. Khi áp lực nước tăng cao do nhu cầu sử dụng thấp khiến đường ống trong nhà bị bể sẽ gây phát sinh lượng nước rất lớn.

Những trường hợp này, người dân liên hệ với các công ty cấp nước thành viên của Sawaco để được hỗ trợ. Các đơn vị sẽ chia sẻ khó khăn cho người dân bằng cách giảm giá hoặc bằng cách nào đó sẽ giảm tiền thanh toán cho người dân do sự cố khách quan. Ngay khi nhận được thông tin của khách hàng phản ánh, Sawaco đã họp trong toàn khối kinh doanh và truyền đạt các ý kiến trên cho các công ty thành viên.

Ông Thuần khẳng định, nếu lượng nước tiêu thụ do chu kỳ đọc số kéo dài hoặc do tính trung bình mà bị “dồn chỉ số” thì các công ty thành viên của Sawaco sẽ cấp bù định mức cho người tiêu dùng.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.