Hoạ sĩ Nguyễn Hiển: Sự lạ lùng giữa hai thái cực của những tác phẩm

(Ngày Nay) - Tranh của họa sĩ Nguyễn Hiển thu hút được nhiều sự chú ý của giới sưu tập bởi sự khác lạ. Nhưng riêng đối với tôi, trong mỗi tác phẩm của anh như ẩn chứa một nỗi niềm, một ẩn ý nào đó mà năng lực của tôi chưa đủ để cảm thụ một cách trọn vẹn. 
Những tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Hiển mang đến cảm giác lạ lùng giữa những thái cực khác nhau
Những tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Hiển mang đến cảm giác lạ lùng giữa những thái cực khác nhau

Tôi biết họa sĩ Nguyễn Hiển và những bức tranh của anh qua mạng xã hội, nhưng đến khi được trực tiếp ngắm tranh của anh tại các cuộc triển lãm, tôi mới thấy rõ sự xúc động của họa sĩ truyền vào từng nét vẽ. Cũng vì muốn khám phá những câu chuyện bí ẩn trong tranh của Nguyễn Hiển, tôi quyết định gặp anh.

Sao trông hiền lành mà tranh lại dữ dội thế? Tôi đã bật ra câu hỏi khi lần đầu gặp họa sĩ Nguyễn Hiển. Và câu trả lời nhận được từ họa sĩ này là: “Tôi từng đọc nhiều tin về các vụ trọng án, kẻ gây tội trước đó thường được nhận xét là… hiền lành. Hiền lành và dữ dội là 2 thái cực luôn có trong mỗi con người. Càng cố kìm nén thì sự dữ dội này sẽ càng có nguy cơ bùng nổ khiến ta không kiểm soát được. Nhờ trút bỏ hết sự dữ dội vào tranh nên tôi mới được hiền lành như thế này đấy”. 

Chẳng biết Nguyễn Hiển thật hay đùa, nhưng câu trả lời của anh không phải là không có lý. Tôi từng tiếp xúc nhiều với giới “nghệ”, phần lớn các họa sĩ nam để tóc dài, nếu không thì cạo trọc luôn, râu ria quần áo cũng dị biệt lắm. Nhưng Nguyễn Hiển có bề ngoài giống với một công chức hơn là nghệ sĩ. Mái tóc cắt cao gọn gàng, dáng vẻ thư sinh với cặp kính cận, anh không tạo ra sự đặc biệt nào từ vẻ bề ngoài. Thế nhưng theo anh thì đó mới là sự khác biệt: “Họ tạo ra sự khác biệt với người thường để ai nhìn vào cũng nhận ra họ là họa sĩ. Còn tôi lại khác biệt với họ. Cớ sao lại phải để tóc dài, để râu ria giống họ nhỉ. Tôi là tôi, và tôi khác các họa sĩ khác. Đó chính là sự khác biệt”. 

Hoạ sĩ Nguyễn Hiển: Sự lạ lùng giữa hai thái cực của những tác phẩm ảnh 1

Nguyễn Hiển là con người chứa đựng những cảm xúc được đẩy đến tận cùng của 2 thái cực. Anh khá am hiểu về thiền, về triết lý của đạo Phật, thế nhưng tranh của anh lại quằn quại với những ám ảnh về tinh thần, với những con đường dồn ứ xe cộ, những góc phố ngột ngạt, những căn nhà tập thể sầm sập bê tông vây quanh những những số phận thầm lặng, những cô gái khỏa thân tù túng trong mối ràng buộc phức tạp của xã hội… Ngay cả những bức tranh về đề tài khỏa thân của họa sĩ này cũng rất… ngược đời.

Thường thì họa sĩ diễn tả vẻ đẹp cơ thể phụ nữ một cách mềm mại, nhẹ nhàng. Nhưng với Nguyễn Hiển thì những nhân vật này hiện lên bằng những nhát bút rất mạnh, những mảng màu đối chọi như nổ tung. Những gương mặt quằn quại biểu cảm. Có cảm giác như nhân vật bị dồn nén đến cực điểm và đang sắp tung hê tất cả và… giải thoát.

Tôi chợt nhận ra mình cũng có lúc đã từng như những cô gái trong những bức tranh kia, muốn phá vỡ tất cả nhưng rồi không dám vì những níu giữ vô hình nào đó. Những bức tranh đã dẫn dắt cảm xúc của tôi đến 2 thái cực: Tù túng và bùng nổ. Có lẽ thời điểm hoàn thiện những bức tranh này cũng chính là thời điểm mà họa sĩ Nguyễn Hiển tạo ra sự giải thoát trong chính bản thân mình.

Hoạ sĩ Nguyễn Hiển: Sự lạ lùng giữa hai thái cực của những tác phẩm ảnh 2

Tại sao anh lại vẽ phụ nữ… xấu thế?- Tôi hỏi. Và câu trả lời của họa sĩ Nguyễn Hiển khiến tôi hết sức bất ngờ: “Phụ nữ đẹp thì có quá nhiều người vẽ rồi, nhưng hầu hết họ chỉ vẽ được cái vẻ bề ngoài thôi. Với tôi, phụ nữ Việt Nam vô cùng thiệt thòi, nhất là ở vùng nông thôn. Họ là phái yếu nhưng phải làm việc rất vất vả không kém gì đàn ông. Trong khi đó họ vẫn phải lo trọn vẹn việc gia đình như giặt rũ, nấu nướng, chăm sóc con cái…

Rồi có những phụ nữ bị lừa bán ra nước ngoài, bị dòng đời xô đẩy vào những công việc nhơ nhớp. Người phụ nữ nào tài năng, sắc xảo, có địa vị xã hội thì thường cuộc sống vợ chồng không tốt đẹp. Còn những phụ nữ có nhan sắc thì thường bị bủa vây bởi nhiều cạm bẫy. Hồng nhan bạc phận là vậy. Tôi rất ám ảnh về những phụ nữ bé nhỏ chở con trên chiếc xe máy đi xiêu vẹo giữa dòng xe cộ cuồn cuộn, nhìn vô cùng nguy hiểm.

Tôi lại nhớ trước đây từng có dự thảo “người ngực lép không được lái ô tô, xe máy”. Có thể người nghĩ ra cái dự luật này muốn an toàn hơn cho những người phụ nữ bé nhỏ kia chăng? Nếu dự luật này thành hiện thực thì tôi cam đoan rằng, sẽ vẫn là những người phụ nữ yếu ớt kia sẽ phải đạp xe chở con, hoặc bế con đi bộ hàng cây số ra đến nơi gửi trẻ. 

Trong khi các đức ông chồng khỏe mạnh thì đi cà phê, đi nhậu, chơi thể thao, đi giao lưu… thì phụ nữ ở nhà chăm con và rửa bát. Niềm vui của những người phụ nữ đó là gì? Họ khát khao điều gì? Tôi đã trăn trở và vẽ về nỗi khát khao âm thầm đó của họ. Những người phụ nữ trần trụi trong tranh của tôi làm sao mà nuột nà, tươi đẹp được, khi sâu thẳm trong họ luôn là nỗi khắc khoải không được giải tỏa”.  

Hoạ sĩ Nguyễn Hiển: Sự lạ lùng giữa hai thái cực của những tác phẩm ảnh 3

Còn những bức tranh dạng trừu tượng của anh, tôi thấy rất ám ảnh? Tôi chỉ vào bức tranh khá khó xem có tên “Sự hóa thạch”. Nguyễn Hiển đăm chiêu: “Đó là dạng tranh biểu hiện chứ không phải là trừu tượng. Tôi vẽ về cây cầu Long Biên, những ngôi nhà ven sông và cả dòng sông đã bị hóa thạch. Nếu một ngày nào đó bạn ngủ dậy và thấy cả thế giới không còn một bóng người, mọi vật đều bị hóa thạch thì cảm xúc của bạn thế nào? Nếu là tôi, tôi sẽ thấy tiếc vì trước đó chưa làm đủ những điều tốt đẹp cho người thân và cho bạn bè. Vậy nên ta hãy sống thật tốt với nhau khi còn đang được ở bên nhau. Ở mỗi bức tranh, tôi đều gửi gắm một nỗi niềm riêng, ai xem tranh thật nghiêm túc và… “trùng sóng” thì sẽ cảm nhận được. Tôi không chủ ý phối màu thật đẹp, vì mảng màu là thể hiện ý đồ của tranh chứ không phải để cho tranh đẹp”.

Nguyễn Hiển kể một câu chuyện khá hài hước: Anh đã từng có thời vẽ những bức tranh đẹp một cách mềm mại, nhưng sau đó là cảm giác bí bách trong người. Có lần vẽ xong một bức tranh, anh vô thức gào lên mấy tiếng thật to để giải thoát sự bí bách đó. Sáng hôm sau vừa mở cửa ra đã có một bà hàng xóm đến nhìn chằm chằm vào mặt anh và hỏi thăm xem vợ con anh có nhà không. Họa sĩ Nguyễn Hiển trả lời là họ đi nghỉ mát được mấy hôm rồi. Bà hàng xóm vẫn cố ngó nghiêng vào trong nhà như tìm kiếm và nói rằng: “Hôm qua tôi thấy tiếng anh khóc rất to, tưởng là anh bị… vợ đánh. Thấy mặt mũi anh còn lành lặn là tôi yên tâm rồi” 

Sau đó họa sĩ Nguyễn Hiển thay đổi phong cách vẽ và không còn phải “khóc to” nữa. Anh nói: “Một người mang nhiều trăn trở như tôi thì phong cách vẽ nhẹ nhàng không thể phù hợp. Tôi phải để cảm xúc giải thoát lên tranh vẽ, nhiều khi vung tay vẽ như bị cuồng, nhưng mỗi khi kết thúc một tác phẩm, tôi ngồi lặng hàng giờ đối diện với nhân vật trong tranh. Tâm trạng tôi lúc đó vô cùng tĩnh, giống như người rơi vào cõi thiền vậy. Đó là 2 thái cực đối lập”.

Sau cuộc trò chuyện với họa sĩ Nguyễn Hiển, tôi nhận ra cuộc sống là những mảng đối lập: Âm – Dương, Động – Tĩnh, Nóng – Lạnh, Thiện - Ác… Như Nguyễn Hiển nói thì nếu muốn tĩnh, cách dễ nhất là trước đó ta phải hoạt động thật mạnh. Muốn thiện, trước hết ta phải nhận biết được đâu là điều ác và biết ghê sợ nó. Và nếu ta đủ bản lĩnh nhìn thẳng vào những những khoảng tối trong sâu thẳm, tâm hồn ta sẽ bừng sáng và cho ta thêm sức mạnh.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.